Mời luật sư tham gia giải quyết tranh chấp di sản thừa kế
Luật sư Nguyễn Văn Đồng
Luật sư Hà Thị Khuyên
Tranh chấp di sản thừa kế là loại tranh chấp phổ biến nhất hiện nay, đặc thù của loại tranh chấp này là những người tham gia vụ án đều là những người thân thích trong gia đình. Vì vậy, việc giải quyết tranh chấp phải đảm bảo hài hòa cả về lợi ích lẫn tình cảm, để các bên đương sự tham gia vụ án đều bảo vệ được tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Để tiến hành khởi kiện luật sư cùng khách hàng sẽ có một quá trình chuẩn bị hồ sơ khởi kiện và tham gia tố tụng tại tòa án có thẩm quyền, dưới đây là một số dạng tranh chấp di sản thừa kế phổ biến nhất.
Các dạng tranh chấp di sản thừa kế:
- Tranh chấp về chia di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
- Tranh chấp về xác nhận quyền thừa kế.
- Tranh chấp về bác bỏ quyền thừa kế.
- Tranh chấp buộc người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại, thanh toán các khoản chi từ di sản.
Tranh chấp di dản thừa kế là Quyền sử dụng nhà đất là tranh chấp phổ biến:
Về thời hiệu chia di sản thừa kế: Tại Ðiều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Nếu hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Như vậy, sau thời hạn 30 năm kể từ thời điểm mở thừa kế - tức thời điểm người để lại di sản chết, người thừa kế không còn quyền khởi kiện thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác; sau thời hạn là 03 năm, cá nhân, tổ chức không còn quyền khởi kiện yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại.
Ngoài ra, hiện nay tòa án đang áp dụng Nghị quyết số 02 ngày 10/08/2004 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC để giải quyết các vụ án có tranh chấp về quyền thừa kế (không áp dụng thời hiệu) nhưng điều kiện là các đồng thừa kế không tranh chấp về hàng thừa kế, đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia, thì di sản đó chuyển thành tài sản chung, thì sẽ áp dụng quy định pháp luật để chia tài sản chung.
Về thẩm quyền giải quyết chia di sản thừa kế: Yêu cầu giải quyết tranh chấp về di sản thừa kế của nguyên đơn nếu là tranh chấp về bất động sản thì tòa án cấp quận/huyện/thị xã chỉ có thẩm quyền giải quyết khi tại địa bàn quận/huyện/thị xã đó có nhà đất của người để lại di sản thừa kế là bất động sản. Nếu yêu cầu của nguyên đơn không phải là tranh chấp về bất động sản thì thẩm quyền giải quyết của tòa án có thẩm quyền giải quyết được xác định theo Điều 39, 40 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, tức tòa án nơi cư trú, nơi làm việc, nơi bị đơn có trụ sở hoặc theo sự lựa chọn của nguyên đơn.
Lợi ích của việc mời luật sư trong vụ án tranh chấp di sản thừa kế
Việc mời luật sư tham gia giải quyết tranh chấp di sản thừa kế sẽ giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, công sức, bảo vệ tốt nhất được quyền và lợi ích hợp pháp cho bản thân; đảm bảo giải quyết hài hòa được những mâu thuẫn - xung đột liên quan đến việc phân chia di sản và thực hiện các nghĩa vụ… giữa các đồng thừa kế. Luật sư sẽ chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, hướng dẫn khách hàng thu thập chứng cứ - tài liệu, tham gia giải quyết các công việc ở từng giai đoạn tố tụng.
Liên hệ tư vấn và mời luật sư: 0936683699 - 0983951338