Language:

khiếu kiện hành chính

Những điều cần biết trong tố tụng hành chính

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính cho biết, tố tụng hành chính là một trình tự, thủ tục trong giải quyết vụ án hành chính tại tòa án, nhằm mục đích giải quyết các khiếu kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước.

Trình tự, thủ tục khởi kiện vụ án hành chính

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, khởi kiện vụ án hành chính là việc cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước, theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính chính thức yêu cầu tòa án thụ lý án hành chính để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước, công chức bị xâm hại bởi các quyết định hành chính, quyết định kỉ luật buộc thôi việc… Tiến hành gửi đơn và hồ sơ khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

Điều kiện khởi kiện vụ án hành chính

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, khi tiến hành khởi kiện vụ án hành chính người khởi kiện cần nắm chắc tới các điều kiện khởi kiện như thời hiệu khởi kiện, đối tượng khởi kiện, quyền khởi kiện, thẩm quyền tòa án giải quyết… để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính của Tòa án

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính của Tòa án. Tại Điều 30 Luật Tố tụng Hành chính quy định khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, thẩm quyền của tòa án được phân theo cấp gồm thẩm quyền của tòa án cấp huyện và thẩm quyền của tòa án cấp tỉnh.

Thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng hành chính

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng hành chính. Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm. Hội đồng xét xử giám đốc thẩm chỉ xem xét phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị. Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có quyền xem xét phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không bị kháng nghị hoặc không có liên quan đến nội dung kháng nghị, nếu phần quyết định đó xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba không phải là đương sự trong vụ án. Thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm là 60 ngày, kể từ ngày nhận được kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án, Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải mở phiên tòa.