Language:
Thỏa thuận phạt vi phạm (Điều 418)
27/11/2023
icon-zalo

Luật sư Hà Thị Khuyên

Luật sư Nguyễn Văn Đồng

Tại Điều 418 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về thỏa thuận phạt vi phạm. Theo đó, phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại. Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.

Phạt vi phạm không phải là một chế tài đương nhiên được áp dụng, xuất phát từ tính đặt thù của loại chế tài này, Bộ luật Dân sự quy định rõ để có thể yêu cầu phạt vi phạm thì phải có thoả thuận, điều đó có nghĩa khi soạn thảo hợp đồng các bên phải dự liệu trước được các hành vi vi phạm trong tương lai, ảnh hưởng, mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm để từ đó xác định ứng xử cần thiết và chế tài phạt vi phạm tương ứng, một cách phù hợp. Khác với bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, chế tài phạt vi phạm hợp đồng có mục đích chủ yếu là trừng phạt, tác động vào ý thức của các chủ thể, bảo vệ quyền lợi ích cả các bên chủ thể; là trách nhiệm pháp lí nhằm nâng cao ý thức thực hiện hợp đồng, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật, phòng ngừa vi phạm hợp đồng. Với mục đích như vậy, phạt vi phạm được áp dụng một cách phổ biến đối với các vi phạm hợp đồng.

Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 418 Bộ luật Dân sự năm 2015, mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại, hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại. Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm chỉ phải chịu phạt vi phạm.

Mức phạt vi phạm cũng dựa trên thỏa thuận của các bên, pháp luật không quy định mức phạt tối đa hoặc tối thiểu mà các bên được thỏa thuận là bao nhiêu, do đó mức phạt có thể cao hoặc thấp phụ thuộc vào ý chí của các bên trong hợp đồng. Giao kết hợp đồng rất đa dạng và phong phú, vậy nên nếu luật khác có quy định riêng mức phạt vi phạm đối với từng lĩnh vực nhất định thì các bên phải tuân thủ theo. Có thể kể đến là Điều 301 Luật Thương mại 2005 quy định về mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, hay khoản 2 Điều 146 Luật Xây dựng năm 2014 quy định đối với công trình xây dựng sử dụng vốn Nhà nước, mức phạt hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. Ngoài mức phạt theo thỏa thuận, bên vi phạm hợp đồng còn phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, bên thứ ba (nếu có) theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan khác. Như vậy nếu luật có liên quan quy định về mức phạt cụ thể thì các chủ thể phải tuân thủ theo quy định đó, khi pháp luật không có quy định thì các bên mới có thể tự do thỏa thuận mức phạt phù hợp với ý chí được ghi nhận trong hợp đồng.

Bồi thường thiệt hại là trách nhiệm đương nhiên mà bên vi phạm nghĩa vụ phải gánh chịu khi vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng. Thông thường trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh mà không cần có sự thỏa thuận trước của các bên trong hợp đồng, đây là điểm khác biệt cơ bản của phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên khi các bên đã thỏa thuận về việc phạt vi phạm, nếu bên vi phạm tiếp tục phải chịu thêm trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì tạo gánh nặng cho họ khi cùng lúc phải chịu trách nhiệm hai lần. Mức bồi thường theo quy định của pháp luật thì phải tương đương với thiệt hại xảy ra, nhưng mức phạt vi phạm thì dựa trên thỏa thuận của các bên (nếu luật khác không quy định) có thể cao hoặc thấp, như vậy sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của bên vi phạm.

Mục đích của bồi thường hay phạt vi phạm chỉ mang tính chất khắc phục thiệt hại cho bên bị vi phạm, đồng thời răng đe, ràng buộc nghĩa vụ của bên vi phạm. Nên nếu pháp luật quy định cùng lúc bên vi phạm phải chịu cả hai trách nhiệm trên thì có thể dẫn đến việc bên còn lại lợi dụng điều đó để trục lợi. Chính vì vậy, việc bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm có thể thực hiện như sau: (1) Các bên thỏa thuận bên vi phạm vừa phải chịu phạt vi phạm vừa phải bồi thường thiệt hại. Điều này có nghĩa, phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại chỉ có thể đi cùng nhau khi có sự thỏa thuận của các bên. Pháp luật tôn trọng ý chí của các bên trong việc xác lập, thay đổi, chấm dứt hợp đồng. Khi có sự thỏa thuận, các bên đã lường trước được rủi ro xảy ra khi bản thân vi phạm nghĩa vụ, điều đó có thể là rào cản ngăn họ có hành vi vi phạm nghĩa vụ trong quá trình thực hiện hợp đồng; (2) Nếu các bên chỉ thỏa thuận phạt vi phạm mà không thỏa thuận bồi thường thiệt thại. Nếu các bên chỉ thỏa thuận về việc phạt vi phạm, mà không thỏa thuận về việc vừa phạt vi phạm vừa bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm chỉ phải chịu phạt vi phạm. Quy định này nhằm bảo vệ lợi ích của bên vi phạm như đã phân tích ở trên.

Bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận trước là khoản tiền cụ thể được các bên thỏa thuận trước trong hợp đồng trong trường hợp có thiệt hại xảy ra và có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra. Khi có vi phạm và thiệt hại thực tế xảy ra, Tòa án sẽ cho phép bên bị vi phạm nhận được khoản tiền như đã thỏa thuận từ bên vi phạm, cho dù thiệt hại thực tế xảy ra lớn hơn hay nhỏ hơn khoản tiền đã được các bên thỏa thuận từ trước trong hợp đồng. Điểm khác nhau giữa bồi thường thiệt hại theo luật định và bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận trước là: (1) Bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận trước chỉ được áp dụng trong trường hợp các bên có thỏa thuận trong hợp đồng dưới dạng điều khoản rõ ràng. Điều khoản về bồi thường thiệt hại có thể được thể hiện dưới dạng điều khoản ngầm định được quy định trong luật điều chỉnh hợp đồng hoặc thể hiện dưới dạng điều khoản rõ ràng được các bên quy định trong hợp đồng; (2) đối với việc bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận trước, khi có vi phạm và thiệt hại thực tế xảy ra, Tòa án sẽ cho phép bên bị vi phạm nhận được khoản tiền như đã thỏa thuận từ bên vi phạm, cho dù thiệt hại thực tế xảy ra lớn hơn hay nhỏ hơn khoản tiền đã được các bên thỏa thuận từ trước trong hợp đồng. Trong khi đó, đối với việc áp dụng chế tài yêu cầu bồi thường thiệt hại theo luật định của hệ thống Common law thì Tòa án sẽ yêu cầu bên vi phạm bồi thường toàn bộ thiệt hại thực tế trực tiếp do hành vi vi phạm gây ra cho bên bị vi phạm (thiệt hại bao nhiêu bồi thường bấy nhiêu).

Điều 418. Thỏa thuận phạt vi phạm

1. Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.

2. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

3. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.

Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338

Tags
Thỏa thuận phạt vi phạm Phạt vi phạm bồi thường thiệt hại hợp đồng Thỏa thuận phạt trong hợp đồng Bên vi phạm nghĩa vụ Nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm Nộp phạt do vi phạm hợp đồng Phạt vi phạm hợp đồng Bồi thường do vi phạm hợp đồng Mức phạt vi phạm hợp đồng Bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm Không phải bồi thường thiệt hại Vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại Điều 418 Bộ luật dân sự năm 2015 Dịch vụ luật sư Dịch vụ pháp lý Đoàn luật sư Hà Nội Liên đoàn luật sư Việt Nam luật sư Đồng luật sư nguyễn văn đồng luật sư khuyên luật sư hà thị khuyên Nhân chính Nhanchinh.vn Luật Nhân Chính Văn phòng Luật sư Nhân Chính Tư vấn luật Tư vấn pháp luật Tìm luật sư giỏi luật sư luật sư giỏi Luật sư tại Hà Nội Luật sư uy tín Luật sư Quận Thanh Xuân Luật sư Hà Nội luật sư việt nam luật sư tranh tụng Luật sư tố tụng Luật sư tư vấn Luật sư giải quyết tranh chấp luật sư bào chữa Luật sư hình sự Luật sư dân sự Luật sư giải quyết án hành chính Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp Luật sư đất đai Luật sư tư vấn đất đai Luật sư nhà đất Luật sư thừa kế Luật sư Ly hôn Luật sư hôn nhân và gia đình Luật sư thu hồi nợ Luật sư kinh doanh thương mại Luật sư doanh nghiệp Luật sư sở hữu trí tuệ luật sư lao động Luật sư nổi tiếng Luật sư hòa giải luật sư đối thoại Văn phòng luật Văn phòng luật sư Văn phòng luật sư uy tín Văn phòng luật sư gần nhất Văn phòng luật sư Hà Nội Văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội Công ty luật Tổ chức hành nghề luật sư 0983951338 0936683699