Luật sư Hà Thị Khuyên
Luật sư Nguyễn Văn Đồng
Quyền bề mặt là quyền của một chủ thề đối với mặt đất, mặt nước, khoảng không gian đối với mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất mà quyền sử dụng đất đó thuộc về chủ thể khác.
Tại Điều 270 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thời hạn của quyền bề mặt. Theo đó, thời hạn của quyền bề mặt được xác định theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc di chúc nhưng không vượt quá thời hạn của quyền sử dụng đất. Trường hợp thỏa thuận hoặc di chúc không xác định thời hạn của quyền bề mặt thì mỗi bên có quyền chấm dứt quyền này bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên kia biết trước ít nhất là 06 tháng.
Quyền bề mặt được xác lập cho người có quyền từ thời điểm chủ thể có quyền sử dụng đất chuyển giao mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất cho người có quyền bề mặt. Đây được xác định là thời điểm có hiệu lực của quyền bề mặt. Có nghĩa là kể từ thòi điểm chủ sở hữu chuyển giao tài sản, người có quyền bề mặt có quyền được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức và các quyền khác đối với tài sản đó. Tuy nhiên, nếu luật liên quan có quy định khác hoặc các bên có thoả thuận khác, quyền bề mặt sẽ được xác lập theo thời điểm được luật quy định hoặc thời điểm các bên thoả thuận mà không căn cứ vào thời điểm chuyển giao tài sản.
Với tính chất tuyệt đối của một vật quyền, kể từ thời điểm quyền bề mặt phát sinh hiệu lực, quyền bề mặt sẽ được bảo vệ, tôn trọng và có giá trị đối kháng với các chủ thể khác trong xã hội, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. Nói cách khác, tuỳ theo căn cứ xác lập, quyền bề mặt có thời hạn khác nhau. Tuy nhiên, do quyền bề mặt chỉ là một quyền phái sinh của quyền sở hữu đối với quyền sử dụng đất nên thời hạn của quyền bề mặt không thể vượt quá thời hạn của quyền sử dụng đất.
Tại Việt Nam đất đai không thuộc sở hữu tư nhân mà thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Các cá nhân, tổ chức không có quyền sở hữu đất mà chỉ có quyền sử dụng đất. Quyền bề mặt là dạng vật quyền phái sinh và có sự lệ thuộc chặt chẽ vào quyền sử dụng đất của chủ sử dụng. Vì vậy, thời hạn của quyền bề mặt cũng phải lệ thuộc vào thời hạn của quyền sử dụng đất, không được vượt quá thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai.
Luật Đất đai năm 2013 xác định có hai loại thời hạn sử dụng đất, đó là Đất sử dụng ổn định lâu dài quy định tại Điều 125 và Đất sử dụng có thời hạn quy định tại Điều 126. Ngoài ra, thời hạn sử dụng đất có thể có sự thay đổi trong trường họp chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại Điều 127 và chuyển sang chủ thể sử dụng mới quy định tại Điều 128.
Trường hợp thỏa thuận hoặc di chúc không xác định thời hạn của quyền bề mặt thì mỗi bên có quyền chấm dứt quyền này bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên kia biết trước ít nhất là 06 tháng. Trường hợp thời hạn của quyền bề mặt không được xác định theo căn cứ xác lập thì người có quyền bề mặt hoặc người có quyền sử dụng đất có thể chấm dứt quyền bề mặt bất cứ lúc nào với điều kiện phải thông báo bằng văn bản cho bên kia biết trước ít nhất là 06 tháng.
Điều 270. Thời hạn của quyền bề mặt
1. Thời hạn của quyền bề mặt được xác định theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc di chúc nhưng không vượt quá thời hạn của quyền sử dụng đất.
2. Trường hợp thỏa thuận hoặc di chúc không xác định thời hạn của quyền bề mặt thì mỗi bên có quyền chấm dứt quyền này bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên kia biết trước ít nhất là 06 tháng.
Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338