Luật sư Hà Thị Khuyên
Luật sư Nguyễn Văn Đồng
Vật chính, vật phụ là gì?
Vật chính là vật độc lập, có thể khai thác công dụng theo tính năng theo khoản 1 Điều 110 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là một bộ phận của vật chính, nhưng có thể tách rời vật chính theo khoản 2 Điều 110 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật chính thì phải chuyển giao cả vật phụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Phân tích:
Việc phân biệt vật chính và vật phụ trong Bộ luật Dân sự nhằm giải quyết những vấn đề pháp lý có đối tượng là vật. Vì vật là đối tượng của các quan hệ giao dịch, đồng thời là khách thể của quyền sở hữu.
Căn cứ xác định vật chính và vật phụ tại Điều 110 Bộ luật Dân sự và dựa vào không những thuộc tính của vật, mà còn dựa vào giá trị sử dụng và tính công năng của vật. Vật trong trường hợp này được hiểu là vật chất đang tồn tại hoặc sẽ hình thành trong tương lai, và được xác định là vật chính và vật phụ.
Vật chính là vật độc lập, có thể sử dụng theo tính năng. Như vậy, vật chính có thể là động sản hoặc bất động sản tồn tại độc lập và có giá trị sử dụng độc lập. Vật chính là vật đặc định, con người khai thác được mà không phụ thuộc vào vật khác. Còn vật phụ là vật trực tiếp phục vụ việc khai thác công dụng của vật chính, là bộ phận của vật chính, nhưng có thể tách rời vật chính.
Quy định tại khoản 2 Điều 110 Bộ luật Dân sự được hiểu là vật phụ tồn tại có công dụng trực tiếp phục vụ việc khai thác công dụng của vật chính. Xét theo kết cấu thì vật phụ là bộ phận của vật chính, nhưng xét về mặt cơ học có thể tách rời vật chính.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 110 thì tivi là vật chính, điều khiển tivi là vật phụ. Tuy nhiên, để nhằm làm rõ khẳng định này, cũng cần xem xét tivi và điều khiển tivi có phải thuộc nhóm vật đồng bộ theo quy định tại Điều 114 không? Vật đồng bộ theo quy định tại Điều 114 là vật gồm các phần hoặc bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các sản phẩm, các bộ phận… thì không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút. Vật đồng bộ được cấu thành từ các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành chỉnh thể của vật.
Với sự so sánh này, thì vật chính và vật phụ khác với vật đồng bộ ở những điểm cơ bản là, vật chính sử dụng độc lập với vật phụ, vật phụ trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là bộ phận của vật chính. Còn vật đồng bộ là vật gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành chỉnh thể của vật.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 110, thì khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật chính thì phải chuyển giao cả vật phụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Theo đoạn cuối Điều 114 thì “khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đồng bộ thì phải chuyển giao toàn bộ các phần hoặc các bộ phận hợp thành, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
Quy định về vật chính, vật phụ tại Điều 110 Bộ luật Dân sự là một quy định nhằm điều chỉnh các quan hệ dân sự có đối tượng là vật. Xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ có đối tượng là vật chính và vật phụ, để có căn cứ xác định trách nhiệm của bên có nghĩa vụ chuyển giao vật trong các quan hệ mua bán, thuê, đổi, thế chấp, cầm cố, sửa chữa, gia công, phân chia tài sản, bồi thường thiệt hại… Quy định tại Điều 110 Bộ luật Dân sự về vật chính và vật phụ có tính khả thi cao.
Điều 110. Vật chính và vật phụ
1. Vật chính là vật độc lập, có thể khai thác công dụng theo tính năng.
2. Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là một bộ phận của vật chính, nhưng có thể tách rời vật chính.
3. Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật chính thì phải chuyển giao cả vật phụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Liên hệ tư vấn và mời luật sư: 0936683699 - 0983951338