Language:

bộ luật dân sự

Người dân có được tặng cho đất khi không có hộ khẩu tại địa phương nơi có Đất?
Luật sư Trịnh Văn Dũng cho rằng, người được cho tặng không nhất thiết phải có cùng hộ khẩu với người cho tặng, và cùng địa chỉ nơi có bất động sản. Bởi, chưa có bất kỳ quy định nào quy định về việc cá nhân phải có hộ khẩu thường trú ở nơi có bất động sản thì mới được nhận tặng cho quyền sử dụng đất.
Liên quan đến yêu cầu sửa đổi Điều lệ V-League 2023, Tòa án quận Nam Từ Liêm đã nhận đơn khởi kiện
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên cho biết, do phía nguyên đơn là Công ty cổ phần thể thao HAGL nộp đơn khởi kiện trực tiếp nên Toà án Nhân dân Quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) tiến hành tiếp nhận đơn khởi kiện và tài liệu liên quan theo đúng quy định tại Điều 191 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.
Tài sản (Điều 105)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Đăng ký tài sản (Điều 106)
Luật sư Hà Thị Khuyên cho biết, đăng ký tài sản là việc cá nhân, tổ chức thực hiện đăng ký quyền đối với tài sản cụ thể là quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản... tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
Tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai (Điều 108)
Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, quy định về tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai được quy định cụ thể lại Điều 108 Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể: Tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch; Tài sản hình thành trong tương lai là tài sản bao gồm: Tài sản chưa hình thành; tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.
Hoa lợi, lợi tức là gì (Điều 109)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, theo quy định tại Điều 109 Bộ luật Dân sự năm 2015, thì Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại. Còn Lợi tức là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản.
Vật chính và vật phụ là gì (Điều 110)
Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, theo quy định tại Điều 110 Bộ luật Dân sự năm 2015, thì Vật chính là vật độc lập, có thể khai thác công dụng theo tính năng. Còn Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là một bộ phận của vật chính, nhưng có thể tách rời vật chính. Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật chính thì phải chuyển giao cả vật phụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Vật chia được và vật không chia được (Điều 111)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì "vật chia được" là vật khi bị phân chia vẫn giữ nguyên tính chất và tính năng sử dụng ban đầu, còn "vật không chia được" là vật khi bị phân chia thì không giữ nguyên được tính chất và tính năng sử dụng ban đầu.
Vật tiêu hao và vật không tiêu hao (Điều 112)
Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì, "Vật tiêu hao" là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu. Còn "Vật không tiêu hao" là vật khi đã qua sử dụng nhiều lần mà cơ bản vẫn giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.
Vật cùng loại và vật đặc định (Điều 113)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Dân sự năm 2015, "Vật cùng loại" là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và xác định được bằng những đơn vị đo lường. Còn "Vật đặc định" là vật phân biệt được với các vật khác bằng những đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí.
Vật đồng bộ (Điều 114)
Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, theo quy định tại Điều 114 Bộ luật Dân sự năm 2015, thì: Vật đồng bộ là vật gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các phần, các bộ phận hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy cách, chủng loại thì không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút.
Quyền tài sản (Điều 115)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, theo quy định tại Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.
Giao dịch dân sự (Điều 116)
Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, theo quy định tại Điều 116 Bộ luật Dân sự năm 2015, thì giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự (Điều 117)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015, việc xác định điều kiện của một giao dịch dân sự có hiệu lực là rất  cần thiết và quan trọng.
Mục đích của giao dịch dân sự (Điều 118)
Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, theo quy định của Điều 118 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích mà chủ thể mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó.
Hình thức giao dịch dân sự (Điều 119)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, hình thức thể hiện của giao dịch dân sự rất đa dạng và phong phú, được quy định tại Điều 119 Bộ luật Dân sự năm 2015 về hình thức của giao dịch dân sự.
Giải thích giao dịch dân sự (Điều 121)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, việc giải thích nội dung hợp đồng được thực hiện theo quy định tại Điều 404 Bộ luật Dân sự, việc giải thích nội dung của di chúc được thực hiện theo quy định tại điều 648 Bộ luật Dân sự.
Sửa đổi hợp đồng (Điều 421)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 421 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc sửa đổi hợp đồng. Theo đó, các bên có thể thỏa thuận sửa đổi hợp đồng. Hợp đồng có thể được sửa đổi theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật Dân sự. Hợp đồng sửa đổi phải tuân theo hình thức của hợp đồng ban đầu.
Bộ luật Dân sự năm 2015
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Bộ luật Dân sự năm 2015 được Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 24/11/2015, Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017.
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở Trung ương, ở địa phương trong quan hệ dân sự (Điều 97)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 97 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở Trung ương, ở địa phương trong quan hệ dân sự. Theo đó, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở Trung ương, ở địa phương khi tham gia quan hệ dân sự thì bình đẳng với các chủ thể khác và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định tại Điều 99 và Điều 100 của Bộ luật Dân sự.