Language:
Vật cùng loại và vật đặc định (Điều 113)
13/02/2023
icon-zalo

Luật sư Nguyễn Văn Đồng

Luật sư Hà Thị Khuyên

 

Vật cùng loại và vật đặc định là gì?

 

Vật cùng loại là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và xác định được bằng những đơn vị đo lường, được quy định tại khoản 1, Điều 113 Bộ luật Dân sự năm 2015.

 

Vật đặc định là vật phân biệt được với các vật khác bằng những đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí, được quy định tại khoản 2, Điều 113 Bộ luật Dân sự năm 2015.

 

Phân tích:

 

Vật cùng loại là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và xác định được bằng những đơn vị đo lường như kg, lít (xăng dầu, gạo…). Vật cùng loại có cùng chất lượng có thể thay thế được cho nhau. Nếu vật cùng loại bị tiêu hủy thì có thể thay thế nó bằng vật cùng loại khác.

 

Vật đặc định là những vật có thể phân biệt với các vật khác bằng các dấu hiệu đặc trưng riêng biệt của vật đó về kí hiệu, hình dáng, mà sắc chất liệu, đặc tính, vị trí. Trong vật đặc định, người ta xác định vật độc nhất (không có vật thứ hai) và vật đặc định hóa. Khi vật đặc định độc nhất bị tiêu hủy, thì không thể thay thế bằng vật khác, quan hệ pháp luật về sở hữu đối với vật cũng chấm dứt như các loại đồ cổ quý hiếm, một quyển sách có chữ kí người nổi tiếng… Còn vật được đặc định hóa là trong các vật cùng loại người ta tách nó ra bằng một dấu hiệu do con người đặt ra, đánh dấu nó bằng các kí hiệu riêng biệt. Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đặc định, thì phải chuyển giao đúng vật đó, nếu giao vật khác mặc dù đúng số lượng, chất lượng vẫn bị coi là vi phạm nghĩa vụ và phải trịu trách nhiệm dân sự.

 

Việc phân định theo cách thức phân loại này là cơ sở cho việc miễn trừ nghĩa vụ trong trường hợp hai người có nghĩa vụ về tài sản cùng loại với nhau. Theo khoản 1, Điều 386 Bộ luật Dân sự năm 2015 trong trường hợp này, khi đến hạn, hai người không phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhau và nghĩa vụ được xem là chấm dứt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

 

Điểm tương đồng của vật cùng loại và vật đặc định, cụ thể: Vật cùng loại có cùng chất lượng có thể thay thế cho nhau; khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đặc định thì phải giao đúng vật đó (Điều 289 Bộ luật Dân sự năm 2015). Khi bên có nghĩa vụ giao vật đặc định thì người có quyền được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải giao đúng vật đó, nếu vật không còn hoặc bị hư hỏng thì phải thanh toán giá trị của vật (Điều 303 Bộ luật Dân sự năm 2015); Căn cứ vào mối liên hệ giữa các vật cho một chức năng chung vật đồng bộ.

 

Điểm khác biệt của vật cùng loại và vật đặc định, cụ thể:

 

- Vật cùng loại là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và xác định được bằng những đơn vị đo lường như kg, lít (xăng dầu, gạo…). Vật cùng loại có cùng chất lượng có thể thay thế được cho nhau. Nếu vật cùng loại bị tiêu hủy thì có thể thay thế nó bằng vật cùng loại khác.

 

- Vật đặc định là những vật có thể phân biệt với các vật khác bằng các dấu hiệu đặc trưng riêng biệt của vật đó về kí hiệu, hình dáng, mà sắc chất liệu, đặc tính, vị trí. Trong vật đặc định, người ta xác định vật độc nhất (không có vật thứ hai) và vật đặc định hóa. Khi vật đặc định độc nhất bị tiêu hủy, thì không thể thay thế bằng vật khác, quan hệ pháp luật về sở hữu đối với vật cũng chấm dứt như các loại đồ cổ quý hiếm, một quyển sách có chữ kí người nổi tiếng… Còn vật được đặc định hóa là trong các vật cùng loại người ta tách nó ra bằng một dấu hiệu do con người đặt ra, đánh dấu nó bằng các kí hiệu riêng biệt. Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đặc định, thì phải chuyển giao đúng vật đó, nếu giao vật khác mặc dù đúng số lượng, chất lượng vẫn bị coi là vi phạm nghĩa vụ và phải trịu trách nhiệm dân sự.

 

Trong thanh toán giao dịch dân sự, việc phân loại gia tài thành vật cùng loại và vật đặc định có ý nghĩa rất lớn trong việc xác lập đúng đối tượng người tiêu dùng của nghĩa vụ và trách nhiệm dân sự. Nếu là vật cùng loại thì hoàn toàn có thể thay thế sửa chữa cho nhau như mất vật này dùng vật khác thay thế sửa chữa. Tuy nhiên, so với vật đặc định thì khi chuyển giao vật đặc định, người có nghĩa vụ và trách nhiệm phải chuyển giao đúng vật đó cho người có quyền như đã thỏa thuận hợp tác. Trường hợp vật đặc định không còn thì phải bồi thường thiệt hại.

 

Điều 113. Vật cùng loại và vật đặc định

1. Vật cùng loại là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và xác định được bằng những đơn vị đo lường.

Vật cùng loại có cùng chất lượng có thể thay thế cho nhau.

2. Vật đặc định là vật phân biệt được với các vật khác bằng những đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí.

Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đặc định thì phải giao đúng vật đó.

 

Liên hệ tư vấn và mời luật sư: 0936683699 - 0983951338