Language:
Vụ trâu điên ở Đông Anh (Hà Nội) tấn công người, trách nhiệm thuộc về ai?
10/02/2023
icon-zalo

Luật sư Nguyễn Văn Đồng

Luật sư Hà Thị Khuyên

 

Thông tin sự việc, chị Đ.T.T (SN 1993) - nạn nhân bị trâu húc trong clip, quê Thái Bình thuê trọ tại xã Hải Bối, huyện Đông Anh, TP Hà Nội cho biết: "Sáng 28 Tết, tôi đi chợ mua đồ ăn về cho gia đình. Khi tôi đang đi trên đê, đoạn gần ngã ba giao giữa thôn Cổ Điển và Yên Hà (xã Hải Bối) bỗng có một con trâu chạy tới. Nó lao vào người phụ nữ đi phía trước nhưng bị trượt và đổi hướng sang tôi. Ngay khi nhìn thấy con trâu lao trượt người phía trước, tôi đã dừng xe tắt máy, định bỏ chạy nhưng không kịp. Tôi bị trâu hất ngã ra đường. Tôi cố bò dậy không ngờ con trâu lại tiếp tục lao tới hất tung tôi lên như trong clip". chị Đ.T.T (SN 1993) - nạn nhân bị trâu húc trong clip, quê Thái Bình thuê trọ tại xã Hải Bối, huyện Đông Anh, TP Hà Nội cho biết: "Sáng 28 Tết, tôi đi chợ mua đồ ăn về cho gia đình. Khi tôi đang đi trên đê, đoạn gần ngã ba giao giữa thôn Cổ Điển và Yên Hà (xã Hải Bối) bỗng có một con trâu chạy tới. Nó lao vào người phụ nữ đi phía trước nhưng bị trượt và đổi hướng sang tôi. Ngay khi nhìn thấy con trâu lao trượt người phía trước, tôi đã dừng xe tắt máy, định bỏ chạy nhưng không kịp, tôi bị trâu hất ngã ra đường. Tôi cố bò dậy không ngờ con trâu lại tiếp tục lao tới hất tung tôi lên như trong clip". (Link thông tin https://vietnamnet.vn/trau-tha-rong-huc-bay-nguoi-di-duong-2108227.html)

 

 

Dưới góc độ pháp lý, Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên cho biết, việc gia súc thả rông và tấn công người đi đường là chuyện không hiếm gặp, mặc dù đã có quy định pháp luật điều chỉnh và có chế tài xử phạt, song do thói quen truyền thống của người dân các địa phương nên việc thả rông gia súc vẫn diễn ra, rất nhiều vụ thả rông chó tấn công người dẫn đến chết, thả rông trâu bò ra đường và phương tiện giao thông tông phải gây tai nạn thiệt hại về tài sản và tính mạng, và vụ việc này trâu điên đuổi theo tấn công người đi đường khiến nạn nhân nguy kịch phải cấp cứu, qua sự việc này cơ quan chức năng và chính quyền địa phương cần tuyên truyền cho người dân hiểu rõ quy định nuôi nhốt, chăn dắt gia súc, trách nhiệm pháp lý khi thả rông gia súc gây thiệt hại.

 

Theo quy định pháp luật dân sự, súc vật gây thiệt hại thì chủ sở hữu phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại, kể cả chủ sở hữu có lỗi hay không có lỗi, chủ sở hữu chỉ được loại trừ trách nhiệm trong trường hợp con trâu đang do người khác đang chiếm hữu hoặc người khác tự ý thả trâu mà chủ sở hữu không hề biết. Theo quy định pháp luật thì gia súc được xem là tài sản nên trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 3, Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Đặc biệt, tại Điều 603 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định rõ trường hợp bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra, cụ thể: Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

 

Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

 

Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. Trường hợp này, phía nạn nhân cần yêu cầu chủ sở hữu con trâu gây ra thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường đối với toàn bộ thiệt hại xảy ra, chi phí thuốc men cứu chữa, phục hồi chức năng, thu nhập bị mất bị giảm sút, tiền công người chăm sóc…

 

Ngoài ra, Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định việc để động vật nuôi gây thương tích hoặc gây thiệt hại tài sản cho tổ chức cá nhân khác chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thì người vi phạm sẽ bị xử phạt từ 1 - 2 triệu đồng. Còn nếu khu vực gia súc là con trâu đi vào và tấn công người đi đường là đường giao thông thì chủ trâu còn bị xem xét xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 10, Nghị định 100/2019/NĐ-CP với lỗi “Để súc vật đi trên đường bộ không bảo đảm an toàn cho người và phương tiện đang tham gia giao thông” mức xử phạt cho hành vi này từ 60-100 nghìn đồng.

 

Qua sự việc này, người dân cần phải nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc chăm nuôi, quản lý đối với vật nuôi của mình, tránh hoạt động chăn nuôi gây tác động xấu, gây thiệt hại đến tài sản, sức khỏe và tính mạng của người khác. Cơ quan chức năng và chính quyền địa phương cần xử phạt nghiêm đối với các hành vi vi phạm liên quan đến chăn nuôi và quản lý vật nuôi trong cộng đồng.

 

Liên hệ tư vấn Luật sư: 0936683699 - 0983951338