Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên cho biết, Hiện nay Việt Nam đã có những văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh xử lý hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, khung hình phạt cao nhất lên đến tù chung thân nếu tài sản chiếm đoạt từ 500 triệu đồng trở lên.
Nghị định 144/2021/NĐ-CP
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, theo quy định pháp luật dân sự, súc vật gây thiệt hại thì chủ sở hữu phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại, kể cả chủ sở hữu có lỗi hay không có lỗi, chủ sở hữu chỉ được loại trừ trách nhiệm trong trường hợp con trâu đang do người khác đang chiếm hữu hoặc người khác tự ý thả trâu mà chủ sở hữu không hề biết.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, hành vi sử dụng rượu bia, chất kích thích sau đó điều khiển phương tiện giao thông là hành vi bị nghiêm cấm, hành vi này được điều chỉnh trong hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, việc các đối tượng livestream phát trực tiếp lên mạng xã hội hành vi đánh bạc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cơ quan chức năng cần nhanh chóng vào cuộc xác minh và xử lý.
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, theo quy định tại Điều 1 Luật Trẻ em năm 2016 thì trẻ em là người dưới 16 tuổi; hành vi bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên cho biết, theo quy định pháp luật doanh nghiệp sản xuất phải tuân thủ các điều kiện về bảo vệ môi trường, việc xảy thải gây ô nhiễm môi trường là vấn đề nhức nhối lâu nay, cơ quan chức năng nhiều địa phương vì nhiều lý do đã không phát hiện và kịp thời xử lý. Vì vậy, các cơ quan báo chí với vai trò trách nhiệm phản ánh, phạm phui các sai phạm tiêu cực đến cơ quan chức năng đây là việc làm đáng khen ngợi, có trách nhiệm.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng cho biết, sự việc hàng loạt xe sang gắn mào taxi để diễu hành thành từng đoàn trên phố là điều lạ lùng tuy nhiên có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Cụ thể đối với lái xe muốn hành nghề taxi đầu tiên họ phải đáp ứng điều kiện bắt buộc phải có Giấy phép lái xe hạng B2 trở lên.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội) cho biết, đây là hành vi vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng xấu tới an ninh trật tự, gây bức xúc trong dư luận cần lên án mạnh mẽ. Pháp luật có chế tài abor vệ tài sản của cá nhân, tổ chức; mọi hành vi cố ý hay vô ý gây thiệt hại đến tài sản của người khác tùy tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi đều phải chịu những chế tài pháp lý tưng xứng.
Luật sư Hà Thị Khuyên - Văn phòng Luật sư Nhân Chính cho biết, hành vi của đối tượng là cực kỳ mạnh động, hung hãn, coi thường pháp luật, coi thường người thi hành công vụ, hành vi này cần phải xử lý nghiêm. Việc cơ quan công an khống chế, tạm giữ hình sự đối với đối tượng tấn công lực lượng chức năng là hoàn toàn có căn cứ, đúng quy định pháp luật.
Luật sư Hà Thị Khuyên - Văn phòng Luật sư Nhân Chính cho biết, việc tài xế lái xe với tốc độ cao và thắng gấp liên tục trước Nhà hát lớn không những gây nguy hiểm cho người đi đường, mà hành vi này gây bức xúc trong dư luận, có dấu hiệu của hành vi gây rối trật tự công cộng, hành vi của tài xế là quá khích, coi thường pháp luật, coi thường tính mạng của người đang lưu thông trên đường vì vậy việc cơ quan công an quận Hoàn Kiếm triệu tập tài xế và tạm giữ phương tiện là có căn cứ, đúng quy định pháp luật.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tội gây rối trật tự công cộng xâm phạm đến an toàn công cộng, đến các quy tắc, sinh hoạt, đi lại, làm việc, vui chơi… ở nơi công cộng. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành của Tội gây rối trật tự công cộng quy định tại Điều 318 Bộ luật Hình sự năm 2015. Gây rối trật tự công cộng là hành vi làm náo động trật tự ở nơi công cộng. Người phạm tội thực hiện hành vi gây rối bằng nhiều phương thức khác nhau như: tập trung đông người ở nơi công cộng gây náo động làm mất trật tự công cộng; đuổi đánh nhau, hò hét gây náo động ở nơi công cộng; đập phá các công trình ở nơi công cộng, đập phá các tài sản trong các, quán ăn, quán giải khái có đông người… Thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng, thái độ coi thường trật tự những nơi đông người như chợ, trường học... biểu hiện qua việc: Có hành vi dùng vũ lực để quậy phá, làm hư hỏng tài sản của nhà nước, của công dân ở nơi công cộng, hành vi thô bạo xúc phạm những người xung quanh tại nơi công cộng...
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) phân tích, tại Điều 21 Hiến pháp năm 2013 quy định mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Còn tại Điều 34 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị định 144/2021/NĐ-CP được ban hành ngày 31/12/2021. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về hành vi gửi tin nhắn đe doạ, xúc phạm người khác thì sẽ bị xử lý ra sao? Hành vi đe doạ, xúc phạm người khác qua tin nhắn là hành vi vi phạm pháp luật. Vì thế, người có hành vi nhắn tin đe dọa, xúc phạm người khác tùy tính chất và mức độ vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hành vi nhắn tin đe doạ, xúc phạm người khác có thể là đe doạ giết người, đe doạ tung clip hay ảnh nóng để xúc phạm danh dự nhân phẩm, hay tin nhắn doạ đánh người… những hành vi này hiện nay diễn ra ngày càng nhiều.
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giải đáp câu hỏi bị ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc con sau ly hôn cần làm gì? Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về việc thi hành án tiền cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn như thế nào. Cha mẹ là người đại diện đương nhiên của con theo quy định pháp luật, nghĩa vụ cấp dưỡng khi ly hôn là trách nhiệm của cha hoặc mẹ đối với con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình khi cha hoặc mẹ không cùng chung sống, trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con. Trường hợp ly hôn mà các bên có thỏa thuận việc nuôi con hoặc tòa án quyết định giao con cho một người nuôi, thì người không trực tiếp chăm sóc hoặc không sống chung với con mà theo quy định phải thực hiện thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Người đang trực tiếp là người chăm sóc sẽ sử dụng khoản cấp dưỡng hay gọi là các khoản hỗ trợ bằng tiền hoặc tài sản tới người được chăm sóc mà có mối quan hệ hôn nhân hoặc huyết thống.