Language:

Thủ tục ly hôn

30/01/2024
icon-zalo

Luật sư Nguyễn Văn Đồng

Luật sư Hà Thị Khuyên

Khi mâu thuẫn trong cuộc sống vợ chồng trầm trọng, mục đích hôn nhân không đạt được, thì một trong các bên có quyền yêu cầu Tòa án xem xét cho ly hôn. Trường hợp không đồng thuận được về tất cả các vấn đề liên quan như: tình cảm, con chung, tài sản chung, nợ chung… thì thực hiện theo thủ tục ly hôn đơn phương theo yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng. Dưới đây, chúng tôi chia sẻ tới bạn đọc thủ tục ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương.

1. Thủ tục giải quyết ly hôn thuận tình:

1.1. Hồ sơ xin ly hôn thuận tình:

- Đơn yêu cầu thuận tình ly hôn (theo mẫu);

- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

- CCCD/CMND/hộ chiếu (bản chứng thực);

- Giấy khai sinh của con (bản chứng thực);

- Các tài liệu chứng minh mâu thuẫn vợ chồng (nếu có); các tài liệu chứng minh tài sản chung như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; sổ tiết kiệm; Đăng ký xe;… (bản chứng thực).

1.2. Trình tự giải quyết ly hôn thuận tình tại Tòa án:

- Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện xin ly hôn tại Tòa án  nhân dân quận/huyện nơi cư trú, làm việc của vợ hoặc chồng.

- Bước 2: Sau khi nhận hồ sơ, Tòa án sẽ kiểm tra đơn và ra thông báo tiền tạm ứng án phí.

- Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm và nộp lại biên lai cho Tòa án;

- Bước 4: Trong 15 ngày làm việc, Tòa án tiến hành mở phiên hòa giải.

- Bước 5: Sau 07 ngày kể từ ngày hòa giải không thành, nếu các bên không thay đổi ý kiến, Tòa án sẽ ra quyết định công nhận ly hôn.

2. Thủ tục giải quyết ly hôn đơn phương:

2.1. Hồ sơ ly hôn đơn phương:

- Đơn ly hôn đơn phương (theo mẫu);

- Xác nhận nơi cư trú của bị đơn;

- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

- CCCD/CMND/hộ chiếu (bản chứng thực);

- Giấy khai sinh của con (bản chứng thực);

- Các tài liệu chứng minh mâu thuẫn vợ chồng (nếu có); các tài liệu chứng minh tài sản chung như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; sổ tiết kiệm; Đăng ký xe;… (bản chứng thực).

2.2. Trình tự giải quyết ly hôn đơn phương tại Tòa án:

Về thời gian giải quyết ly hôn đơn phương, Điều 191, 195, 196, 197, 203 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, trình tự giải quyết như sau:

- Bước 1: Vợ hoặc chồng nộp đơn ly hôn đến Toà án có thẩm quyền - Toà án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của chồng hoặc vợ - người bị yêu cầu ly hôn (Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Sân sự) hoặc nơi vợ chồng thoả thuận nộp (điểm b khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự).

- Bước 2: Nếu nộp trực tiếp, Toà án sẽ cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn, nếu gửi qua dịch vụ bưu chính thì giấy xác nhận được cấp trong thời hạn 02 ngày làm việc.

- Bước 3: Xem xét đơn yêu cầu ly hôn đơn phương trong thời hạn 03 ngày làm việc.

- Bước 4: Thẩm phán đưa ra một trong các quyết định trong thời hạn 05 ngày làm việc: Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn ly hôn; thụ lý vụ án hoặc chuyển đơn cho Toà có thẩm quyền hoặc trả lại đơn.

- Bước 5: Sau khi nhận đơn ly hôn đơn phương, Toà án thông báo cho người khởi kiện nộp tạm ứng án phí trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được giấy báo của Toà.

- Bước 6: Thẩm phán thông báo thụ lý vụ án trong 03 ngày làm việc. Đồng thời, phân công Thẩm phán thụ lý vụ án trong thời hạn 03 ngày làm việc.

- Bước 7: Chuẩn bị xét xử vụ án trong thời gian 04 tháng hoặc 06 tháng nếu vụ ly hôn đơn phương có tính chất phức tạp/sự kiện bất khả kháng/trở ngại khách quan. Trong thời gian này, Toà án xác minh, thu thập chứng cứ, hoà giải… và đưa ra một trong số các quyết định sau:

+ Công nhận sự thoả thuận;

+ Tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết vụ án;

+ Đưa vụ án ra xét xử.

- Bước 8: Thời hạn đưa vụ án ra xét xử sau khi có quyết định là 01 tháng.

Như vậy, nếu theo thủ tục thông thường, một vụ án ly hôn đơn phương sẽ được giải quyết trong thời gian từ 06 - 08 tháng.

Lưu ý: Nguyên đơn phải có mặt khi được Toà triệu tập bởi theo khoản 1 Điều 227 Bộ luật Tố tụng Dân sự, bởi nếu:

- Vắng mặt ở lần triệu tập thứ nhất, Toà án sẽ hoãn phiên toà trừ trường hợp có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

- Vắng mặt ở lần triệu tập thứ hai, Toà án sẽ đình chỉ giải quyết vụ án vì coi như nguyên đơn từ bỏ yêu cầu khởi kiện.

Do đó, nếu không có đơn xét xử vắng mặt hoặc vắng mặt khi Toà án triệu tập hợp lệ thì thời gian giải quyết sẽ bị kéo dài do phiên toà bị hoãn xét xử.

3. Thẩm quyền giải quyết ly hôn của Tòa án:

- Đối với trường hợp ly hôn đơn phương, Tòa án nhân dân cấp quận/huyện tại nơi bị đơn đang cư trú, có thẩm quyền giải quyết ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật.

- Đối với trường hợp ly hôn thuận tình: Tòa án nhân dân cấp quận/huyện tại nơi một trong hai bên đang cư trú có thẩm quyền giải quyết ly hôn.

- Đối với ly hôn có yếu tố nước ngoài: Thẩm quyền giải quyết các vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương. Cụ thể, Tòa án có thẩm quyền là Tòa án tỉnh/thành phố nơi một trong hai bên đang sinh sống, làm việc tại Việt Nam. Ly hôn có yếu tố nước ngoài là trường hợp một hoặc cả hai bên là người nước ngoài, hoặc người Việt Nam đang sinh sống, làm việc, học tập… tại nước ngoài.

4. Giải quyết các vấn đề khi ly hôn:

4.1. Quyền nuôi con:

Sau khi ly hôn, vấn đề quyền nuôi con là một trong những vấn đề quan trọng nhất cần phải giải quyết khi ly hôn. Theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, việc giải quyết quyền nuôi con sau ly hôn được thực hiện theo các nguyên tắc sau:

- Bảo đảm lợi ích tốt nhất cho con, tôn trọng quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con.

- Ưu tiên cho cha mẹ nuôi con nếu đủ điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng. Trẻ em dưới 36 tháng tuổi được ở cùng mẹ nếu mẹ trực tiếp nuôi con.

- Lắng nghe ý kiến của con chưa thành niên từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải lấy ý kiến, thể hiện nguyện vọng muốn sống với cha hoặc mẹ.

- Cân nhắc tình cảm, sự gắn bó giữa cha mẹ và con; điều kiện kinh tế, nhà ở, môi trường sống của cha mẹ.

- Cha mẹ không trực tiếp nuôi con vẫn có nghĩa vụ thăm nom, chu cấp nuôi dưỡng con.

4.2. Phân chia tài sản:

Việc phân chia tài sản chung của vợ chồng dựa trên những căn cứ sau:

- Tài sản riêng của mỗi bên thuộc quyền sở hữu của bên đó.

- Tài sản chung của cả hai vợ chồng được chia đều, không phân biệt người đóng góp nhiều hay ít trong việc tạo lập, phát triển tài sản chung.

- Trường hợp có thỏa thuận về tài sản chung bằng văn bản trước khi kết hôn thì thì Tòa án sẽ công nhận thỏa thuận đó.

- Bên được giao nuôi con có quyền sử dụng nhà ở chung và tài sản dùng chung hàng ngày nhưng phải bảo đảm quyền lợi của bên kia khi hết nuôi con.

- Việc phân chia, xử lý tài sản chung phải bảo đảm lợi ích của vợ, chồng và các con chưa thành niên.

Trong trường hợp không thỏa thuận được, tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia theo như quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình. Cụ thể như sau: Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

5.3. Nợ chung:

Giải quyết ly hôn đối với vấn đề nợ chung được quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Theo đó, quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác. Vì thế, khoản nợ chung có thể được giải quyết bằng một trong hai cách sau:

Thứ nhất, vợ chồng có thể tự thỏa thuận với nhau về khoản nợ để có phương án giải quyết tốt nhất.

Thứ hai, trong trường hợp, vợ chồng không thể thỏa thuận được với nhau về vấn đề phân chia nghĩa vụ trả khoản nợ chung, lúc này, vợ/chồng có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết để quyết định phân chia nghĩa vụ trả nợ cho hai vợ chồng, người cho vay sẽ là bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án ly hôn theo quy định cuả pháp luật.

Như vậy, khoản nợ chung trong thời kỳ hôn nhân có thể được hai vợ chồng thỏa thuận để một hoặc cả hai vợ chồng cùng có trách nhiệm trả nợ sau khi ly hôn, hoặc trường hợp yêu cầu Tòa án giải quyết thì đây sẽ là trách nhiệm, nghĩa vụ của cả hai vợ chồng.

Liên hệ tư vấn và mời luật sư: 0936683699 - 0983951338

Tags
Thủ tục ly hôn Thủ tục ly hôn thuận tình Thủ tục ly hôn đơn phương Ly hôn thuận tình ly hôn đơn phương ly hôn Vụ việc ly hôn vụ án ly hôn tranh chấp con chung Tranh chấp tài sản chung Tranh chấp nợ chung Tư vấn thủ tục ly hôn Giải quyết ly hôn Ly hôn có yếu tố nước ngoài Thẩm quyền tòa án giải quyết ly hôn Luật hôn nhân và gia đình Hồ sơ ly hôn đơn ly hôn Dịch vụ luật sư Dịch vụ luật sư uy tín Dịch vụ pháp lý Danh sách luật sư Hà Nội Danh bạ luật sư Đoàn luật sư Hà Nội Liên đoàn luật sư Việt Nam luật sư Đồng luật sư nguyễn văn đồng luật sư khuyên luật sư hà thị khuyên Nhân chính Nhanchinh.vn Luật Nhân Chính Văn phòng Luật sư Nhân Chính Nhân Chính Law Firm Tư vấn luật Tư vấn pháp luật Tìm luật sư Tìm luật sư giỏi luật sư luật sư giỏi Luật sư tại Hà Nội Luật sư uy tín Luật sư Quận Thanh Xuân Luật sư Hà Nội luật sư việt nam luật sư tranh tụng Luật sư tố tụng Luật sư tư vấn Luật sư giải quyết tranh chấp luật sư bào chữa Luật sư hình sự Luật sư dân sự Luật sư giải quyết án hành chính Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp Luật sư hợp đồng Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng Luật sư đất đai Luật sư tư vấn đất đai Luật sư nhà đất Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai Luật sư thừa kế Luật sư giải quyết tranh chấp thừa kế Luật sư Ly hôn Luật sư hôn nhân và gia đình Luật sư thu hồi nợ Luật sư kinh doanh thương mại Luật sư doanh nghiệp Luật sư sở hữu trí tuệ luật sư lao động Luật sư nổi tiếng Luật sư hòa giải luật sư đối thoại Luật sư đàm phán Văn phòng luật Văn phòng luật sư Văn phòng luật sư uy tín Văn phòng luật sư gần nhất Văn phòng luật sư Hà Nội Văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội Công ty luật Tổ chức hành nghề luật sư 0983951338 0936683699 Ly hôn nhanh Dịch vụ ly hôn nhanh Thủ tục ly hôn nhanh Luật sư tư vấn ly hôn Cần tìm luật sư Tư vấn pháp lý Pháp luật Pháp lý Luật Luật sư Nhân Chính Lawyer Luật sư giỏi Hà Nội Luật sư quận Ba Đình Luật sư quận Cầu Giấy Luật sư quận Hoàn Kiếm Luật sư quận hai bà trưng Luật sư quận Đống Đa Luật sư quận Tây Hồ Luật sư quận Bắc Từ Liêm Luật sư quận Hà Đông Luật sư quận Long Biên Luật sư quận nam Từ Liêm Luật sư huyện Ba Vì Luật sư huyện Chương Mỹ Luật sư huyện Đan Phượng Luật sư huyện Đông Anh Luật sư huyện Gia Lâm Luật sư huyện Hoài Đức Luật sư huyện Mê Linh Luật sư huyện Mỹ Đức Luật sư huyện Phú Xuyên Luật sư huyện Phúc Thọ Luật sư huyện Quốc Oai Luật sư huyện Sóc Sơn Luật sư huyện Thạch Thất Luật sư huyện Thanh Oai Luật sư huyện Thanh Trì Luật sư huyện Thường Tín Luật sư huyện Ứng Hòa Luật sư thị xã Sơn Tây Luật sư Quảng Ninh Luật sư Vĩnh Phúc Luật sư Bắc Ninh Luật sư Hải Dương Luật sư Hải Phòng Luật sư Hưng Yên Luật sư Thái Bình Luật sư Hà Nam Luật sư Nam Định Luật sư Ninh Bình Luật sư Hà Giang Luật sư Cao Bằng Luật sư Bắc Kạn Luật sư Lạng Sơn Luật sư Tuyên Quang Luật sư Thái Nguyên Luật sư Phú Thọ Luật sư Bắc Giang Luật sư Lào Cai Luật sư Lai Châu Luật sư Yên Bái Luật sư Điện Biên Luật sư Sơn La Luật sư Hòa Bình Luật sư Thanh Hóa Luật sư Nghệ An Luật sư Hà Tĩnh Luật sư Quảng Bình Luật sư Quảng Trị Luật sư Thừa Thiên Huế Luật sư Đà Nẵng Luật sư Quảng Nam Luật sư Quảng Ngãi Luật sư Phú Yên Luật sư Khánh Hòa Luật sư Ninh Thuận Luật sư Bình Thuận Luật sư Đắk Lắk Luật sư Đắk Nông Luật sư Gia Lai Luật sư Kon Tum Luật sư Lâm Đồng Luật sư Hồ Chí Minh Luật sư Sài Gòn Luật sư Đồng Nai Luật sư Bà Rịa - Vũng Tàu Luật sư Bình Dương Luật sư Bình Phước Luật sư Tây Ninh Luật sư Long An Luật sư Tiền Giang Luật sư Đồng Tháp Luật sư Vĩnh Long Luật sư Trà Vinh Luật sư Cần Thơ Luật sư Hậu Giang Luật sư Sóc Trăng Luật sư Bến Tre Luật sư An Giang Luật sư Kiên Giang Luật sư Bạc Liêu Luật sư Cà Mau