Language:

Bình luận Luật Dân sự

Xác lập quyền sở hữu chung (Điều 208)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 208 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về việc xác lập quyền sở hữu chung, cụ thể: Quyền sở hữu chung được xác lập theo thỏa thuận, theo quy định của pháp luật hoặc theo tập quán.

Sở hữu chung và các loại sở hữu chung (Điều 207)

Tại Điều 207 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định sở hữu chung và các loại sở hữu chung như sau: sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản; sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.

Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng (Điều 206)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, sở hữu riêng là một chế định của quyền ở hữu nói chung, nó mang đầy đủ các đặc điểm của quyền sở hữu. Cá nhân, pháp nhân có tài sản thuộc sở hữu riêng phải đảm bảo các điều kiện dó pháp luật quy định.

Sở hữu riêng và tài sản thuộc sở hữu riêng (Điều 205)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Ttại Điều 205 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về sở hữu riêng và tài sản thuộc sở hữu riêng, cụ thể: Sở hữu riêng là sở hữu của một cá nhân hoặc một pháp nhân; Tài sản hợp pháp thuộc sở hữu riêng không bị hạn chế về số lượng, giá trị.

Tài sản thuộc sở hữu toàn dân chưa được giao cho cá nhân, pháp nhân quản lý (Điều 204)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 204 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định tài sản thuộc sở hữu toàn dân chưa được giao cho cá nhân, pháp nhân quản lý, cụ thể đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân mà chưa được giao cho cá nhân, pháp nhân quản lý thì Chính phủ tổ chức thực hiện việc bảo vệ, điều tra, khảo sát và lập quy hoạch đưa vào khai thác.

Quyền của cá nhân, pháp nhân đối với việc sử dụng, khai thác tài sản thuộc sở hữu toàn dân (Điều 203)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 203 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quyền của cá nhân, pháp nhân đối với việc sử dụng, khai thác tài sản thuộc sở hữu toàn dân, cụ thể: Cá nhân, pháp nhân được sử dụng đất, khai thác nguồn lợi thủy sản, tài nguyên thiên nhiên và các tài sản khác thuộc sở hữu toàn dân đúng mục đích, có hiệu quả, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Sở hữu toàn dân đối với tài sản được giao cho tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (Điều 202)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 202 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định khi tài sản thuộc sở hữu toàn dân được giao cho tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp thì Nhà nước thực hiện quyền kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản đó.

Thực hiện quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản được giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân (Điều 201)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 201 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về việc thực hiện quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản được giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân. Thứ nhất, khi tài sản thuộc sở hữu toàn dân được giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân thì Nhà nước thực hiện quyền kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản đó. Thứ hai, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân thực hiện việc quản lý, sử dụng đúng mục đích, theo quy định của pháp luật đối với tài sản được Nhà nước giao.