Language:

Bình luận Luật Dân sự

Xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức (Điều 224)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 224 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức, cụ thể: chủ sở hữu, người sử dụng tài sản có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật, kể từ thời điểm thu được hoa lợi, lợi tức đó.

Xác lập quyền sở hữu theo hợp đồng (Điều 223)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 223 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về việc xác lập quyền sở hữu theo hợp đồng, cụ thể: người được giao tài sản thông qua hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi, cho vay hoặc hợp đồng chuyển quyền sở hữu khác theo quy định của pháp luật thì có quyền sở hữu tài sản đó.

Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản có được từ lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ (Điều 222)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 222 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản có được từ lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.

Căn cứ xác lập quyền sở hữu (Điều 221)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 221 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định căn cứ xác lập quyền sở hữu, thì quyền sở hữu được xác lập do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.

Chấm dứt sở hữu chung (Điều 220)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 220 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về việc chấm dứt sở hữu chung, thì sở hữu chung chấm dứt trong trường hợp sau đây: Tài sản chung đã được chia; một trong số các chủ sở hữu chung được hưởng toàn bộ tài sản chung; tài sản chung không còn; trường hợp khác theo quy định của luật.

Chia tài sản thuộc sở hữu chung (Điều 219)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của luật thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó.

Định đoạt tài sản chung (Điều 218)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 218 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về việc định đoạt tài sản chung, cụ thể: Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình; việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.

Sử dụng tài sản chung (Điều 217)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 217 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc sử dụng tài sản chung. Cụ thể: Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.