Language:
Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
29/04/2025
icon-zalo

Luật sư Nguyễn Văn Đồng

Luật sư Hà Thị Khuyên

Tại Điều 133 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định về thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Theo đó, yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 111 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 được giải quyết như sau:

- Trường hợp Tòa án nhận đơn yêu cầu trước khi mở phiên tòa thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải xem xét, giải quyết. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, nếu người yêu cầu không phải thực hiện biện pháp bảo đảm hoặc ngay sau khi người đó thực hiện xong biện pháp bảo đảm quy định tại Điều 136 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì Thẩm phán phải ra ngay quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; nếu không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu;

- Trường hợp Hội đồng xét xử nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử xem xét, thảo luận, giải quyết tại phòng xử án. Nếu chấp nhận thì Hội đồng xét xử ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay hoặc sau khi người yêu cầu đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm quy định tại Điều 136 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015. Việc thực hiện biện pháp bảo đảm được bắt đầu từ thời điểm Hội đồng xét xử ra quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm, nhưng người yêu cầu phải xuất trình chứng cứ về việc đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm trước khi Hội đồng xét xử vào phòng nghị án; nếu không chấp nhận yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Hội đồng xét xử phải thông báo ngay tại phòng xử án và ghi vào biên bản phiên tòa.

Ngoài ra, tại Điều 10 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP quy định chi tiết về thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 2 Điều 133 Bộ luật Tố tụng Dân sự. Cụ thể như sau:

Trường hợp Tòa án nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi mở phiên tòa thì thực hiện như sau:

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Thẩm phán phải xem xét đơn và các tài liệu, chứng cứ kèm theo chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó. Nếu đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chưa đầy đủ nội dung quy định tại khoản 1 Điều 133 của Bộ luật Tố tụng dân sự, Thẩm phán yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn. Nếu chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chưa đầy đủ thì Thẩm phán yêu cầu họ cung cấp bổ sung tài liệu, chứng cứ trong thời hạn 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được yêu cầu của Thẩm phán. Thẩm phán cũng có thể hỏi thêm ý kiến của họ. Thẩm phán có thể yêu cầu người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trình bày ý kiến trước khi ra quyết định nếu việc trình bày đó bảo đảm cho việc ra quyết định đúng đắn và không làm ảnh hưởng đến việc thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Thẩm phán không được yêu cầu người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trình bày ý kiến trong trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ theo quy định tại khoản 2 Điều 206 của Luật Sở hữu trí tuệ;

- Sau khi xem xét đơn yêu cầu, các tài liệu, chứng cứ và nghe trình bày của người yêu cầu, người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (nếu có), nếu chấp nhận yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 9, 12, 13, 14 và 17 Điều 114 Bộ luật Tố tụng dân sự, Thẩm phán ra ngay quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; nếu chấp nhận yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 6, 7, 8, 10, 11, 15 và 16 Điều 114 của Bộ luật Tố tụng dân sự, Thẩm phán buộc người yêu cầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm. Ngay sau khi người đó xuất trình chứng cứ đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều 136 Bộ luật Tố tụng dân sự thì Thẩm phán ra ngay quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Trường hợp Hội đồng xét xử nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử xem xét, thảo luận, giải quyết tại phòng xử án, tùy từng trường hợp mà Hội đồng xét xử giải quyết như sau:

- Nếu chấp nhận yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và người yêu cầu không phải thực hiện biện pháp bảo đảm thì Hội đồng xét xử ra ngay quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

- Nếu có căn cứ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và người yêu cầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm thì Hội đồng xét xử ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay sau khi người đó xuất trình chứng cứ đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều 136 Bộ luật Tố tụng dân sự;

- Nếu tài liệu, chứng cứ chứng minh cho sự cần thiết áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chưa đầy đủ, Hội đồng xét xử tạm ngừng phiên tòa theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 259 Bộ luật Tố tụng dân sự trong thời hạn 02 ngày làm việc và đề nghị người yêu cầu cung cấp bổ sung chứng cứ;

- Nếu không chấp nhận yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Hội đồng xét xử phải thông báo ngay cho người yêu cầu tại phòng xử án và phải được ghi vào biên bản phiên tòa.

Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 3 Điều 133 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015:

Đối với trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 2 Điều 111 Bộ luật Tố tụng Dân sự thì sau khi nhận được đơn yêu cầu cùng với đơn khởi kiện và chứng cứ kèm theo, Chánh án Tòa án phân công ngay một Thẩm phán thụ lý giải quyết đơn yêu cầu. Trong thời hạn 48 giờ, kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu, Thẩm phán phải xem xét và ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; nếu không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết.

Cụ thể, tại Điều 11 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP quy định chi tiết về thủ tục giải quyết yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cùng với việc nộp đơn khởi kiện quy định tại khoản 3 Điều 133 Bộ luật Tố tụng dân sự.

- Trường hợp nhận được đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại khoản 3 Điều 133 của Bộ luật Tố tụng dân sự ngoài giờ làm việc (kể cả ngày nghỉ), người tiếp nhận đơn phải báo cáo ngay với Chánh án Tòa án. Chánh án Tòa án phân công ngay một Thẩm phán thụ lý giải quyết đơn.

- Trong thời hạn 48 giờ, kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và chứng cứ kèm theo để xác định yêu cầu khởi kiện có thuộc thẩm quyền thụ lý giải quyết của Tòa án đã nhận đơn hay không. Trường hợp yêu cầu khởi kiện thuộc thẩm quyền thì tiếp tục xem xét giải quyết đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 10 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP. Trường hợp yêu cầu khởi kiện không thuộc thẩm quyền thì trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và các chứng cứ kèm theo cho họ.

Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338

Tags
Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời Biện pháp khẩn cấp tạm thời Các biện pháp khẩn cấp tạm thời Thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời Cần tìm luật sư Công ty luật Dịch vụ luật sư Dịch vụ luật sư uy tín Dịch vụ pháp lý Danh sách luật sư Hà Nội Danh bạ luật sư Đoàn luật sư Hà Nội Liên đoàn luật sư Việt Nam Nhanchinh.vn Tư vấn luật Tư vấn pháp luật Trợ giúp pháp lý Tìm luật sư Tìm luật sư giỏi Văn phòng Luật sư Nhân Chính Văn phòng luật sư Văn phòng luật sư uy tín Văn phòng luật sư gần nhất Văn phòng luật sư Hà Nội Văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội luật sư Đồng luật sư nguyễn văn đồng luật sư khuyên luật sư hà thị khuyên Luật Nhân Chính Luật sư Nhân Chính Lawyer luật sư luật sư giỏi Luật sư tại Hà Nội Luật sư uy tín Luật sư nổi tiếng Luật sư giỏi Hà Nội Luật sư Hà Nội luật sư việt nam luật sư tranh tụng Luật sư tố tụng Luật sư tư vấn luật sư bào chữa Luật sư hình sự Luật sư dân sự Luật sư đất đai Luật sư tư vấn đất đai Luật sư nhà đất Luật sư thừa kế Luật sư Ly hôn Luật sư thu hồi đất Luật sư thu hồi nợ Luật sư doanh nghiệp Luật sư sở hữu trí tuệ luật sư lao động Luật sư Hải Phòng Luật sư Phú Thọ Luật sư Quảng Ninh Luật sư Bắc Ninh Luật sư Ninh Bình Luật sư Hưng Yên Luật sư Tuyên Quang Luật sư Lào Cai Luật sư Sơn La Luật sư Lai Châu Luật sư Điện Biên Luật sư Lạng Sơn Luật sư Thái Nguyên Luật sư Cao Bằng Luật sư Thanh Hóa Luật sư Nghệ An Luật sư Hà Tĩnh Luật sư Quảng Trị Luật sư Thừa Thiên Huế Luật sư Đà Nẵng Luật sư Quảng Ngãi Luật sư Gia Lai Luật sư Đắk Lắk Luật sư Khánh Hòa Luật sư Lâm Đồng Luật sư Đồng Nai Luật sư Tây Ninh Luật sư Cần Thơ Luật sư An Giang Luật sư Đồng Tháp Luật sư Cà Mau Luật sư Vĩnh Long Luật sư Tiền Giang Luật sư Sài Gòn Luật sư Hồ Chí Minh 0983951338 0936683699