Language:

Bình luận Luật Dân sự

Giao dịch dân sự có điều kiện (Điều 120)

Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, giao dịch dân sự có điều kiện là giao dịch dân sự trong đó các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự, giao dịch dân sự có điều kiện được quy định tại điều 120 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Hình thức giao dịch dân sự (Điều 119)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, hình thức thể hiện của giao dịch dân sự rất đa dạng và phong phú, được quy định tại Điều 119 Bộ luật Dân sự năm 2015 về hình thức của giao dịch dân sự.

Mục đích của giao dịch dân sự (Điều 118)

Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, theo quy định của Điều 118 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích mà chủ thể mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó.

Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự (Điều 117)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015, việc xác định điều kiện của một giao dịch dân sự có hiệu lực là rất  cần thiết và quan trọng.

Giao dịch dân sự (Điều 116)

Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, theo quy định tại Điều 116 Bộ luật Dân sự năm 2015, thì giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Quyền tài sản (Điều 115)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, theo quy định tại Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.

Vật đồng bộ (Điều 114)

Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, theo quy định tại Điều 114 Bộ luật Dân sự năm 2015, thì: Vật đồng bộ là vật gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các phần, các bộ phận hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy cách, chủng loại thì không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút.

Vật cùng loại và vật đặc định (Điều 113)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Dân sự năm 2015, "Vật cùng loại" là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và xác định được bằng những đơn vị đo lường. Còn "Vật đặc định" là vật phân biệt được với các vật khác bằng những đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí.