Language:
Trách nhiệm phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm (Điều 4)
24/11/2023
icon-zalo

Luật sư Hà Thị Khuyên

Luật sư Nguyễn Văn Đồng

Cơ quan Công an, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và các cơ quan hữu quan khác có trách nhiệm thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ các cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức, cá nhân phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, giám sát và giáo dục người phạm tội tại cộng đồng. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích về "Trách nhiệm phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm" quy định tại Điều 4 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Điều 4 Bộ luật Hình sự năm 2015 xác định các chủ thể cũng như trách nhiệm của các chủ thể trong chống và phòng ngừa tội phạm. Chống tội phạm và phòng ngừa tội phạm là hai hoạt động khác nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Hai hoạt động này khác nhau về nội dung hoạt động, về đối tượng hướng tới, về chủ thể thực hiện, về phương tiện, phương pháp cũng như về nguyên tắc hoạt động chung. Tuy nhiên, hai hoạt động này có ảnh hưởng qua lại với nhau. Trong đó, chống tội phạm có thể được xem là một biện pháp phòng ngừa tội phạm đặc biệt.

Khoản 1 Điều 4 Bộ luật Hình sự năm 2015 xác định nhóm chủ thể đầu tiên có trách nhiệm chống tội phạm là Cơ quan Công an, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và các cơ quan hữu quan khác. Đây là nhóm các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bao gồm các cơ quan tiến hành tố tụng (Điều 34 Bộ luật Tố tụng Hình sự) và các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (Điều 35 Bộ luật Tố tụng Hình sự).

Các cơ quan này có trách nhiệm (nghĩa vụ và quyền) thực hiện các hoạt động chống tội phạm (điều tra, truy tố và xét xử tội phạm). Để thực hiện trách nhiệm đấu tranh chống tội phạm đòi hỏi các cơ quan này phải “... thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình...” theo đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự. 

Qua hoạt động chống tội phạm các cơ quan này có thể phát hiện các “kẽ hở” là nguyên nhân của tội phạm. Do vậy, điều luật yêu cầu các cơ quan chống tội phạm phải “... hướng dẫn, giúp đỡ các cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức, cá nhân phòng ngừa tội phạm)…”.

Các cơ quan chống tội phạm đồng thời cũng là cơ quan phòng ngừa tội phạm nhưng quan trọng hơn các cơ quan này phải góp phần xây dựng ý thức và cách thức phòng ngừa tội phạm cho các cơ quan nhà nước khác cũng như cho các tổ chức và mọi cá nhân và nguyên nhân của tội phạm và tội phạm không bị giới hạn ở một địa chỉ cụ thể nào.

Cùng với việc hướng dẫn, tạo điều kiện cho các chủ thể khác trong việc phòng ngừa tội phạm, các cơ quan chống tội phạm cũng cần “...hướng dẫn, giúp đỡ các cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức, cá nhân… đấu tranh chống tội phạm...” qua việc phát hiện tội phạm hoặc hợp tác với các cơ quan chống tội phạm trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử. 

Trách nhiệm khác của các cơ quan chống tội phạm cũng không kém phần quan trọng để đảm bảo hiệu quả của xét xử là “...hướng dẫn, giúp đỡ các cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức, cá nhân … giám sát và giáo dục người phạm tội tại cộng đồng”. 

Khoản 2 Khoản 1 Điều 4 Bộ luật Hình sự năm 2015 xác định nhóm chủ thể thứ hai có trách nhiệm phòng ngừa tội phạm là các cơ quan, tổ chức. Các đơn vị này có “...nhiệm vụ giáo dục những người thuộc quyền quản lý của mình...; kịp thời có biện pháp loại trừ nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm trong cơ quan, tổ chức của mình”. Theo quy định, các đơn vị này thực hiện trách nhiệm phòng ngừa tội phạm qua 02 hoạt động cụ thể. Đó là: 

(1) Giáo dục mọi người trong đơn vị ý thức tự phòng ngừa và ý thức tuân thủ pháp luật để tránh trở thành nạn nhân của tội phạm cũng như tránh trở thành người phạm tội. 

(2) Thực hiện các biện pháp loại trừ nguyên nhân có thể làm phát sinh tội phạm trong đơn vị. Những nguyên nhân này có thể được đơn vị tự phát hiện hoặc được các cơ quan chống tội phạm phát hiện và kiến nghị với đơn vị.

Đây có thể được coi là các “kẽ hở” trong quản lý và các “kẽ hở” này cần được các đơn vị ưu tiên và tập trung mọi cố gắng để xóa bỏ vì hiện nay, các đơn vị thường chỉ chú trọng công tác giáo dục. Chỉ khi các đơn vị kết hợp đồng thời hai hoạt động được điều luật xác định như được nêu trên thì các đơn vị mới hoàn thành được trách nhiệm phòng ngừa tội phạm. Ngoài trách nhiệm phòng ngừa tội phạm, nhóm chủ thể thứ hai này còn có trách nhiệm tham gia chống tội phạm như được trình bày tại mục 1. 

Khoản 3 Điều 4 Bộ luật Hình sự năm 2015  xác định nhóm chủ thể thứ 03 có trách nhiệm phòng và chống tội phạm là mọi công dân. Trách nhiệm phòng ngừa tội phạm của mỗi công dân thể hiện ở việc chủ động có các biện pháp ngăn ngừa tội phạm xảy ra đối với mình hoặc tránh vô tình trở thành nạn nhân của tội phạm. Cùng với trách nhiệm này, mỗi công dân cũng có trách nhiệm tham gia chống tội phạm với tư cách là người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc với tư cách là người làm chứng (Điều 55 Bộ luật Tố tụng Hình sự). 

Điều 4. Trách nhiệm phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm

1. Cơ quan Công an, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và các cơ quan hữu quan khác có trách nhiệm thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ các cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức, cá nhân phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, giám sát và giáo dục người phạm tội tại cộng đồng.

2. Cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ giáo dục những người thuộc quyền quản lý của mình nâng cao cảnh giác, ý thức bảo vệ và tuân theo pháp luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa; kịp thời có biện pháp loại trừ nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm trong cơ quan, tổ chức của mình.

3. Mọi công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia phòng, chống tội phạm.

Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338

Tags
Trách nhiệm phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm Cơ quan công an Viện kiểm sát nhân dân tòa án nhân dân Các cơ quan hữu quan Có trách nhiệm thực hiện đầy đủ chức năng Có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ Có trách nhiệm thực hiện đầy đủ quyền hạn Hướng dẫn giúp đỡ các cơ quan khác của Nhà nước Hướng dẫn giúp đỡ các tổ chức cá nhân Phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm Giám sát và giáo dục người phạm tội tại cộng đồng Cơ quan tổ chức có nhiệm vụ giáo dục Những người thuộc quyền quản lý của mình Nâng cao cảnh giác ý thức bảo vệ và tuân theo pháp luật Tôn trọng các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa Kịp thời có biện pháp loại trừ tội phạm Nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm Công dân tích cực tham gia phòng chống tội phạm Phòng ngừa tội phạm Đấu tranh chống tội phạm Chống tội phạm tội phạm Điều 4 Bộ luật hình sự năm 2015 Dịch vụ luật sư Dịch vụ pháp lý Đoàn luật sư Hà Nội Liên đoàn luật sư Việt Nam luật sư Đồng luật sư nguyễn văn đồng luật sư khuyên luật sư hà thị khuyên Nhân chính Nhanchinh.vn Luật Nhân Chính Văn phòng Luật sư Nhân Chính Tư vấn luật Tư vấn pháp luật Tìm luật sư giỏi luật sư luật sư giỏi Luật sư tại Hà Nội Luật sư uy tín Luật sư Quận Thanh Xuân Luật sư Hà Nội luật sư việt nam luật sư tranh tụng Luật sư tố tụng Luật sư tư vấn Luật sư giải quyết tranh chấp luật sư bào chữa Luật sư hình sự Luật sư dân sự Luật sư giải quyết án hành chính Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp Luật sư đất đai Luật sư tư vấn đất đai Luật sư nhà đất Luật sư thừa kế Luật sư Ly hôn Luật sư hôn nhân và gia đình Luật sư thu hồi nợ Luật sư kinh doanh thương mại Luật sư doanh nghiệp Luật sư sở hữu trí tuệ luật sư lao động Luật sư nổi tiếng Luật sư hòa giải luật sư đối thoại Văn phòng luật Văn phòng luật sư Văn phòng luật sư uy tín Văn phòng luật sư gần nhất Văn phòng luật sư Hà Nội Văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội Công ty luật Tổ chức hành nghề luật sư 0983951338 0936683699