Language:
Hiệu lực của Bộ luật Hình sự đối với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 6)
24/11/2023
icon-zalo

Luật sư Hà Thị Khuyên

Luật sư Nguyễn Văn Đồng

Công dân Việt Nam hoặc pháp nhân thương mại Việt Nam có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà Bộ luật này quy định là tội phạm, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật Hình sự. Quy định này cũng được áp dụng đối với người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích về quy định "Hiệu lực của Bộ luật Hình sự đối với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" tại Điều 6 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Điều 6 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định hiệu lực về không gian của Bộ luật Hình sự theo nguyên tắc quốc tịch, nguyên tắc đảm bảo an ninh quốc gia và nguyên tắc phổ cập. Trong đó, nguyên tắc quốc tịch được hiểu theo cả nghĩa quốc tịch chủ động và cả nghĩa quốc tịch bị động. So với Bộ luật Hình sự năm 1999, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã thừa nhận và sử dụng bổ sung nguyên tắc đảm bảo an ninh quốc gia và nguyên tắc quốc tịch theo nghĩa quốc tịch bị động khi quy định hiệu lực về không gian tại Điều 6 Bộ luật Hình sự. Theo đó, Bộ luật Hình sự Việt Nam có hiệu lực đối với hành vi phạm tội xảy ra bên ngoài lãnh thổ Việt Nam trong các trường hợp sau: 

Khoản 1 Điều 6 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định hiệu lực về không gian theo nguyên tắc quốc tịch (chủ động). Cụ thể: Đoạn đầu tiên của khoản 1 xác định, Bộ luật Hình sự Việt Nam có hiệu lực đối với tội phạm xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam trong trường hợp người thực hiện tội phạm là công dân Việt Nam. Trong đó, công dân Việt Nam được hiểu là người mang quốc tịch Việt Nam. Theo nguyên tắc quốc tịch (chủ động), Bộ luật Hình sự Việt Nam cũng có hiệu lực đối với pháp nhân thương mại Việt Nam khi các điều kiện phải chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại thỏa mãn. Trong đó, pháp nhân thương mại Việt Nam được hiểu là pháp nhân thương mại được thành lập theo pháp luật Việt Nam. 

Cần chú ý vấn đề Bộ luật Hình sự Việt Nam có hiệu lực đối với hành vi phạm tội được thực hiện ở ngoài lãnh thổ Việt Nam và vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi phạm tội đó tại Việt Nam theo Bộ luật Hình sự Việt Nam là 02 vấn đề khác nhau. Bộ luật Hình sự Việt Nam có hiệu lực đối với mọi hành vi phạm tội do công dân Việt Nam thực hiện ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng không phải tất cả các hành vi này đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo Bộ luật Hình sự Việt Nam vì việc truy cứu này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Do vậy, khoản 1 quy định: “Công dân Việt Nam… có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà Bộ luật này quy định là tội phạm, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật này”. 

Khi xác định hiệu lực của Bộ luật Hình sự đối với hành vi phạm tội do người Việt Nam thực hiện ở ngoài lãnh thổ Việt Nam có thể gặp hai loại trường hợp khác nhau. Đó là trường hợp hành vi phạm tội xảy ra được quy định cả trong Bộ luật Hình sự Việt Nam và cả trong luật hình sự của quốc gia mà hành vi phạm tội này xảy ra. Trường hợp khác là trường hợp hành vi phạm tội chỉ được quy định trong Bộ luật Hình sự Việt Nam. Do khoản 1 Điều 6 Bộ luật Hình sự năm 2015 không quy định rõ về vấn đề này nên có thể hiểu Bộ luật Hình sự Việt Nam có hiệu lực đối với cả hai trườnhợp.

Tuy nhiên, theo nguyên tắc “có lợi” thì khoản 1 Điều 6 Bộ luật Hình sự năm 2015 phải được giải thích theo hướng, Điều 6 Bộ luật Hình sự Việt Nam chỉ có hiệu lực đối với trường hợp hành vi phạm tội xảy ra được quy định cả trong v Việt Nam và cả trong luật hình sự của quốc gia mà hành vi phạm tội này xảy ra. 

Đoạn thứ hai của khoản 1 khoản 1 Điều 6 Bộ luật Hình sự năm 2015 xác định Bộ luật Hình sự cũng có hiệu lực đối với tội phạm xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam trong trường hợp người thực hiện tội phạm là người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam. Quy định này phù hợp với quy định của Công ước quốc tế về quy chế của người không quốc tịch (năm 1954). Trong đó, Điều 2 của Công ước quy định: “Mỗi người không quốc tịch đều có những nghĩa vụ đối với đất nước nơi người đó cư trú, những nghĩa vụ này đòi hỏi người đó phải tuân thủ các quy định pháp luật của nước đó cũng như những biện pháp được áp dụng để duy trì trật tự công cộng.” 

Khoản 2 Điều 6 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định hiệu lực về khôngian theo nguyên tắc quốc tịch (bị động), nguyên tắc bảo đảm an ninh quốc gia và nguyên tắc phổ cập. Cụ thể: Theo nguyên tắc quốc tịch (bị động), Bộ luật Hình sự Việt Nam có hiệu lực đối với tội phạm xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam mà nạn nhân của tội phạm là công dân Việt Nam. Ở đây, quốc tịch được xác định theo nạn nhân của tội phạm (bị động), trong khi đó, khoản 1 xác định quốc tịch theo chủ thể của tội phạm (chủ động). 

- Theo nguyên tắc đảm bảo an ninh quốc gia, Bộ luật Hình sự Việt Nam có hiệu lực đối với tội phạm xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng xâm hại lợi ích của Việt Nam, trong đó phải kể đến trước hết là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ…

- Theo nguyên tắc phổ cập, Bộ luật Hình sự Việt Nam có hiệu lực đối với tội phạm xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng là những tội phạm được quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Đây là các tội phạm quốc tế được quy định trong Chương XXVI Bộ luật Hình sự Việt Nam và các tội phạm có tính quốc tế được quy định trong một số chương khác của Bộ luật Hình sự Việt Nam như Tội khủng bố (Điều 299); Tội rửa tiền (Điều 324); Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251)…

Quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam về các tội phạm này có hiệu lực đối với hành vi phạm tội được thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam và người thực hiện không phải là công dân Việt Nam khi trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định tương ứng. 

Khoản 3 Điều 6 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định hiệu lực về không gian theo nguyên tắc phổ cập trong trường hợp hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển. Theo đó, Bộ luật Hình sự Việt Nam có hiệu lực đối với “... hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển không mang quốc tịch Việt Nam đang ở tại biển cả hoặc tại giới hạn vùng trời nằm ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam… trong trường hợp điều tước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định”. 

Quy định trên đây, xét về bản chất cũng là trường hợp áp dụng nguyên tắc phổ cập giống như khoản 2 Điều 6 Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, vẫn có thể coi đây là trường hợp đặc biệt so với trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 6 Bộ luật Hình sự vì không gian được quy định tại khoản 3 Điều 6 Bộ luật Hình sự gắn với tàu bay, tàu biển là các “không gian” vừa gắn với “lãnh thổ” vừa gắn với “quốc tịch”. 

Như vậy, việc xác định hiệu lực về không gian của BLHS theo nguyên tắc phổ cập tại khoản 2 và khoản 3 của điều luật đều liên quan đến các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Khi xác định cần chú ý không chỉ nội dung cụ thể của điều ước về tội phạm và quyền tài phán mà còn phải chú ý phạm vi tham gia của Việt Nam. Diễn đạt của Điều 6 Bộ luật Hình sự năm 2015 có hạn chế tương tự như diễn đạt của Điều 5 Bộ luật Hình sự, vừa chưa phản ánh được bản chất của vấn đề vừa chưa thống nhất với tên chương, tên điều vì giữa “Bộ luật có hiệu lực…” và “... có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này...” có sự khác nhau.

Bộ luật hình sự Việt Nam phải có hiệu lực thì mới có thể truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật này được. Do vậy, để đảm bảo tính chính xác và thống nhất cần diễn đạt lại điều luật theo hướng phù hợp với tên gọi của điều luật. Ngoài ra, nếu tên gọi “tàu biển” được thay bằng tên gọi “tàu thuyền” thì sẽ đảm bảo tính thống nhất với luật chuyên ngành là Luật biển Việt Nam. 

Điều 6. Hiệu lực của Bộ luật Hình sự đối với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1. Công dân Việt Nam hoặc pháp nhân thương mại Việt Nam có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà Bộ luật này quy định là tội phạm, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật này.

Quy định này cũng được áp dụng đối với người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam.

2. Người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp hành vi phạm tội xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam hoặc xâm hại lợi ích của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3. Đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển không mang quốc tịch Việt Nam đang ở tại biển cả hoặc tại giới hạn vùng trời nằm ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định.

Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338

Tags
Hiệu lực của bộ luật hình sự Đối với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Công dân Việt Nam Pháp nhân thương mại Việt Nam Có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Việt Nam Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam Áp dụng đối với người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam Người nước ngoài Pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ Việt Nam Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên Hành vi phạm tội Hậu quả của hành vi phạm tội Xảy ra trên tàu bay tàu biển không mang quốc tịch Việt Nam Biển cả hoặc tại giới hạn vùng trời nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam Người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự Điều 6 Bộ luật hình sự năm 2015 Dịch vụ luật sư Dịch vụ pháp lý Đoàn luật sư Hà Nội Liên đoàn luật sư Việt Nam luật sư Đồng luật sư nguyễn văn đồng luật sư khuyên luật sư hà thị khuyên Nhân chính Nhanchinh.vn Luật Nhân Chính Văn phòng Luật sư Nhân Chính Tư vấn luật Tư vấn pháp luật Tìm luật sư giỏi luật sư luật sư giỏi Luật sư tại Hà Nội Luật sư uy tín Luật sư Quận Thanh Xuân Luật sư Hà Nội luật sư việt nam luật sư tranh tụng Luật sư tố tụng Luật sư tư vấn Luật sư giải quyết tranh chấp luật sư bào chữa Luật sư hình sự Luật sư dân sự Luật sư giải quyết án hành chính Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp Luật sư đất đai Luật sư tư vấn đất đai Luật sư nhà đất Luật sư thừa kế Luật sư Ly hôn Luật sư hôn nhân và gia đình Luật sư thu hồi nợ Luật sư kinh doanh thương mại Luật sư doanh nghiệp Luật sư sở hữu trí tuệ luật sư lao động Luật sư nổi tiếng Luật sư hòa giải luật sư đối thoại Văn phòng luật Văn phòng luật sư Văn phòng luật sư uy tín Văn phòng luật sư gần nhất Văn phòng luật sư Hà Nội Văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội Công ty luật Tổ chức hành nghề luật sư 0983951338 0936683699