Language:
Nguyên tắc xử lý (Điều 3)
24/11/2023
icon-zalo

Luật sư Nguyễn Văn Đồng

Luật sư Hà Thị Khuyên

Nguyên tắc xử lý trong pháp luật Hình sự được cụ thể hóa tại Điều 3 Bộ luật hình sự. Nội dung các điều luật cụ thể hóa một số nguyên tắc trong Luật Hình sự như nguyên tắc không tránh khỏi trách nhiệm, bình đẳng, nhân đạo. Hay nói cách khác khi áp dụng Bộ Luật Hình sự để xử lý người phạm tội, đòi hỏi người áp dụng quán triệt những quan điểm, tư tưởng đã được ghi nhận xuyên suốt. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích về "Nguyên tắc xử lý" người phạm tội và pháp nhân phạm tội quy định tại Điều 3 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Đối với người phạm tội Bộ luật Hình sự quy đinh 07 nguyên tắc xử lý cụ thể:

(1) Mọi hành vi phạm tội do người thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật. Phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật mọi hành vi phạm tội có một ý nghĩa không chỉ đối với việc đấu tranh chống tội phạm mà còn có ý nghĩa phòng ngừa tội phạm. Phát hiện kịp thời hành vi phạm tội còn có ý nghĩa tuyên truyền, giáo dục cho mọi công dân công tác phòng ngừa tội phạm, cảnh báo những ai có ý định thực hiện tội phạm hãy từ bỏ ý định phạm tội nếu không sẽ bị trừng trị. Phát hiện kịp thời tội phạm còn có tác dụng chống mọi hoài nghi không đáng có vào tình hình an ninh và trật tự an toàn xã hội, mọi người yên tâm lao động sản xuất, tin tưởng vào chế độ, vào Nhà nước và các cơ quan bảo vệ pháp luật

(2) Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội. Nguyên tắc này thể hiện rõ tính công bằng trong việc xử lý người phạm tội. Sự bình đẳng trong nguyên tắc này là sự bình đẳng trong việc vận dụng các dấu hiệu cấu thành tội phạm đối với một hành vi phạm tội, đối với hình phạt cũng như các biện pháp tư pháp khác về người phạm tội, chống những biểu hiện phân biệt đối xử giữa những người phạm tội có địa vị xã hội khá nhau “dân thì xử nặng, quan thì xử nhẹ”.

(3) Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội. Nội dung của nguyên tắc thể hiện rõ thái độ của Nhà nước ta đối với những đối tượng cần phải nghiêm trị, được liệt kê. Đó là Người phạm tội là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội.

(4) Nghiêm trị người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Khoan hồng đối với người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra. Nguyên tắc này đã được sửa đổi bổ sung vào năm 2017, khoan hồng không chỉ đặt ra khi cá nhân tích cực phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án mà còn khoan hồng đối với người tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm. Đây là điểm mới rất hợp lý bởi việc phát hiện sớm tội phạm sẽ giảm thiểu hậu quả mà tội phạm đem lại, thể hiện sự ăn năn, hối cải của pháp nhân thương mại phạm tội. Đồng thời thể hiện sự khoan hồng của pháp luật, phát luật không chỉ chăm chăm xử phạt, răn đe mà cũng có sự khoan hồng, mềm dẻo.

(5) Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục. Đây là nguyên tắc được cụ thể hóa từ nguyên tắc khoan hồng, nhưng chỉ đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng và cũng chỉ có Tòa án áp dụng, vì chỉ có Tòa án mới được quyết định hình phạt. Đây là nguyên tắc quyết định hình phạt nhưng không vì thế mà cho rằng Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát không cần quan tâm đến nguyên tắc này, vì quán triệt nguyên tắc này sẽ giúp cho Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát ngay từ khi khởi tố bị can, nếu không thật cần thiết thì không nên áp dụng biện pháp tạm giam đối với người phạm tội

(6) Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt tại các cơ sở giam giữ, phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội; nếu họ có đủ điều kiện do Bộ luật này quy định, thì có thể được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện. Đây là nguyên tắc được cụ thể hóa từ nguyên tắc khoan hồng, nhưng chỉ đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng và cũng chỉ có Tòa án áp dụng, vì chỉ có Tòa án mới được quyết định hình phạt. Đây là nguyên tắc quyết định hình phạt nhưng không vì thế mà cho rằng Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát không cần quan tâm đến nguyên tắc này, vì quán triệt nguyên tắc này sẽ giúp cho Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát ngay từ khi khởi tố bị can, nếu không thật cần thiết thì không nên áp dụng biện pháp tạm giam đối với người phạm tội

(7) Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hòa nhập với cộng đồng, khi có đủ điều kiện do luật định thì được xóa án tích. Đây là nguyên tắc nhân đạo đối với người bị kết án, họ không bị xã hội thành kiến với tội lỗi mà họ đã phạm. Sau khi người phạm tội đã chấp hành xong hình phạt, họ được Nhà nước và xã hội tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hòa nhập với cộng đồng. Các cơ quan, tổ chức phải có trách nhiệm tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hòa nhập với cộng đồng đối với người bị kết án đã chấp hành xong hình phạt. Chế định xóa án tích cũng là một nguyên tắc không chỉ xóa đi mặc cảm của xã hội đối với người bị kết án mà còn để chính bản thân người bị kết án cũng xóa đi mặc cảm đối với chính họ. Nguyên tắc này còn là cơ sở để quy định chế định xóa án tích trong Bộ luật Hình sự.

Đối với pháp nhân phạm tội Bộ luật Hình sự quy đinh 04 nguyên tắc xử lý cụ thể:

(1) Mọi hành vi phạm tội do pháp nhân thương mại thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật.

(2) Mọi pháp nhân thương mại phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế;

(3) Nghiêm trị pháp nhân thương mại phạm tội dùng thủ đoạn tinh vi, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;

(4) Khoan hồng đối với pháp nhân thương mại tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại gây ra, chủ động ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả xảy ra. Nguyên tắc thứ tư này cũng đã được sửa đổi tại Bộ luật hình sự năm 2017 giống với nguyên tắc xử lý thứ tư đối với người phạm tội. Pháp nhân thương mại phạm tội theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định cụ thể tại Điều 75.

Điều 3. Nguyên tắc xử lý

1. Đối với người phạm tội:

a) Mọi hành vi phạm tội do người thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật;

b) Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội;

c) Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;

d) Nghiêm trị người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Khoan hồng đối với người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra;

đ) Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục;

e) Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt tại các cơ sở giam giữ, phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội; nếu họ có đủ điều kiện do Bộ luật này quy định, thì có thể được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện;

g) Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hòa nhập với cộng đồng, khi có đủ điều kiện do luật định thì được xóa án tích.

2. Đối với pháp nhân thương mại phạm tội:

a) Mọi hành vi phạm tội do pháp nhân thương mại thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật;

b) Mọi pháp nhân thương mại phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế;

c) Nghiêm trị pháp nhân thương mại phạm tội dùng thủ đoạn tinh vi, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;

d) Khoan hồng đối với pháp nhân thương mại tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại gây ra, chủ động ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả xảy ra.

Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338

Tags
Nguyên tắc xử lý người phạm tội Nguyên tắc xử lý pháp nhân phạm tội Người phạm tội pháp nhân thương mại phạm tội Mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời Xử lý nhanh chóng Công minh theo đúng pháp luật Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật Không phân biệt giới tính Không phân biệt dân tộc Không phân biệt tín ngưỡng Không phân biệt tôn giáo Không phân biệt thành phần Không phân biệt địa vị xã hội Nghiêm trị người chủ mưu cầm đầu Nghiêm trị người chỉ huy ngoan cố chống đối Nghiêm trị người côn đồ Nghiêm trị người tái phạm nguy hiểm Nghiêm trị người lợi dụng chức vụ quyền hạn để phạm tội Nghiêm trị người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt Nghiêm trị người người phạm tội có tổ chức Nghiêm trị người người phạm tội có tính chất chuyên nghiệp Nghiêm trị người người phạm tội cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng Khoan hồng đối với người tự thú đầu thú Khoan hồng đối với người thành khẩn khai báo Khoan hồng đối với người tố giác đồng phạm Khoan hồng đối với người lập công chuộc tội Khoan hồng đối với người tích cực hợp tác Khoan hồng đối với người ăn năn hối cải Khoan hồng đối với người tự nguyện sửa chữa Khoan hồng đối với người bồi thường thiệt hại gây ra Pháp nhân thương mại phạm tội bình đẳng trước pháp luật Không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế Nghiêm trị pháp nhân thương mại phạm tội dùng thủ đoạn tinh vi Có tính chất chuyên nghiệp Cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng Khoan hồng đối với pháp nhân thương mại tích cực hợp tác Chủ động ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả xảy ra Điều 3 Bộ luật hình sự năm 2015 Dịch vụ luật sư Dịch vụ pháp lý Đoàn luật sư Hà Nội Liên đoàn luật sư Việt Nam luật sư Đồng luật sư nguyễn văn đồng luật sư khuyên luật sư hà thị khuyên Nhân chính Nhanchinh.vn Luật Nhân Chính Văn phòng Luật sư Nhân Chính Tư vấn luật Tư vấn pháp luật Tìm luật sư giỏi luật sư luật sư giỏi Luật sư tại Hà Nội Luật sư uy tín Luật sư Quận Thanh Xuân Luật sư Hà Nội luật sư việt nam luật sư tranh tụng Luật sư tố tụng Luật sư tư vấn Luật sư giải quyết tranh chấp luật sư bào chữa Luật sư hình sự Luật sư dân sự Luật sư giải quyết án hành chính Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp Luật sư đất đai Luật sư tư vấn đất đai Luật sư nhà đất Luật sư thừa kế Luật sư Ly hôn Luật sư hôn nhân và gia đình Luật sư thu hồi nợ Luật sư kinh doanh thương mại Luật sư doanh nghiệp Luật sư sở hữu trí tuệ luật sư lao động Luật sư nổi tiếng Luật sư hòa giải luật sư đối thoại Văn phòng luật Văn phòng luật sư Văn phòng luật sư uy tín Văn phòng luật sư gần nhất Văn phòng luật sư Hà Nội Văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội Công ty luật Tổ chức hành nghề luật sư 0983951338 0936683699