Luật sư Hà Thị Khuyên
Theo báo báo chí đưa tin, trong vụ án bà N.P.Hằng, với tư cách là bị hại vợ chồng ca sĩ Th.T – L.C.V và ca sĩ Đ.V.H đã yêu cầu bà N.P.H bồi thường thiệt hại với tổng số tiền "khủng" hơn 73,9 tỷ đồng. (Link thông tin https://danviet.vn/doi-ba-nguyen-phuong-hang-boi-thuong-gan-74-ty-dong-thuy-tien-dam-vinh-hung-phai-lam-gi-20230623112718943.htm)
Phóng viên hỏi luật sư: Trường hợp các bị hại không đưa ra được các tài liệu, chứng cứ chứng minh được thiệt hại trên là có thật thì tòa án sẽ giải quyết ra sao theo quy định pháp luật?
Dưới góc độ pháp lý, Luật sư Hà Thị Khuyên - Văn phòng Luật sư Nhân Chính cho biết, việc tòa án yêu cầu trả hồ sơ điều tra bổ sung của Tòa án Nhân dân TP.HCM đối với yêu cầu bồi thường của một số cá nhân trong vụ án, hồ sơ chưa thể hiện đầy đủ chứng cứ. Vì vậy, cần thu thập thêm chứng cứ. Nếu không có chứng cứ bổ sung, tòa án sẽ xử lý theo quy định pháp luật.
Trường hợp nếu phía các bị hại không chứng minh được thiệt hại thông qua các tài liệu chứng cứ thể hiện thiệt hại thực tế thì có thể sẽ bị Tòa án bác các yêu cầu này, đồng thời quy định mức bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật tại Điều 592 Bộ luật Dân sự năm 2015 bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, được hướng dẫn tại Điều 9 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP.
Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm quy định tại Điều 592 của Bộ luật Dân sự được xác định gồm Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại bao gồm: Chi phí cần thiết cho việc thu hồi, xóa bỏ vật phẩm, ấn phẩm, dữ liệu có nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người bị thiệt hại; chi phí cho việc thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm; tiền tàu, xe đi lại, thuê nhà trọ (nếu có) theo giá trung bình ở địa phương nơi người bị thiệt hại chi trả để yêu cầu cơ quan chức năng xác minh sự việc, cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng; chi phí tổ chức xin lỗi, cải chính công khai tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người bị thiệt hại và các chi phí thực tế, cần thiết khác để hạn chế, khắc phục thiệt hại (nếu có).
Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút được xác định, trước khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, người bị xâm phạm có thu nhập thực tế nhưng do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị xâm phạm phải thực hiện những công việc để hạn chế, khắc phục thiệt hại nên khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó. Việc xác định thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị xâm phạm được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 7 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP.
Như vậy, người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại bao gồm: Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; thiệt hại khác do luật quy định. Và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận, trường hợp không thỏa thuận được thì không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338