Language:
Căn cứ xác lập quyền bề mặt (Điều 268)
17/07/2023
icon-zalo

Luật sư Hà Thị Khuyên

Luật sư Nguyễn Văn Đồng

Quyền bề mặt là một quyền phái sinh từ quyền khác đối với tài sản của chủ thể không phải chủ sở hữu của tài sản. Chủ thể có quyền bề mặt là chủ thể không có quyền sở hữu tài sản, theo đó dù không có quyền sở hữu nhưng chủ thể vẫn được thực hiện khai thác, tác động lên tài sản. Đặc trưng về đối tượng của quyền bề mặt là chủ thể chỉ được khai thác công dụng của mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất. Quyền bề mặt là quyền mà chủ thể được toàn quyền sử dụng đất trên thực tế, song về mặt pháp lý thì quyền sở hữu lại thuộc về một chủ sở hữu khác, được pháp luật công nhận. 

Tại Điều 268 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định căn cứ xác lập quyền bề mặt. Theo đó, quyền bề mặt được xác lập theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc theo di chúc. Cũng như các quan hệ pháp luật dân sự khác, quyền bề mặt được xác lập dựa trên thỏa thuận, theo di chúc hoặc theo quy định pháp luật. Các bên có thể thỏa thuận chuyển quyền bề mặt thông qua việc ký kết hợp đồng. Hoặc thông qua hành vi pháp lý đơn phương là để lại di chúc chuyển quyển bề mặt cho một người khác.

Pháp luật hiện hành không quy định bắt buộc các bên phải ghi rõ thời hạn của quyền bề mặt trong văn bản thỏa thuận hoặc di chúc. Do đó, trong văn bản xác lập quyền, quyền bề mặt có thể ghi trong một khoảng thời gian cụ thể hoặc không.

Quyền bề mặt được xác lập theo pháp luật, hiện nay Bộ luật Dân sự không có quy định cụ thể về trường hợp này. Tuy nhiên có thể hiểu, người có quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật thì có quyền bề mặt đối với mãnh đất đó. Ngoài ra, quyền bề mặt được xác lập trong trường hợp này cần phải căn cứ và tuân thủ vào các quy định của pháp luật liên quan như: Luật đất đai, Luật xây dựng, Luật hàng không dân dụng….

Quyền bề mặt xác lập theo thỏa thuận, đây được hiểu là các bên thỏa thuận bằng lời nói hoặc xác lập với nhau bằng văn bản thể hiện việc chuyển nhượng quyền bề mặt. Khi đó chủ sở hữu quyền sử dụng đất vẫn có quyền sử dụng đất hợp đất hợp pháp theo giấy chứng nhận uyền sử dụng đất đã được cấp. Nhưng người được chuyển nhượng quyền bề mặt sẽ có toàn quyền sử dụng bề mặt của mãnh đất đó bao gồm: mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất đối với quyền sử dụng đất đó. Ngoài ra, tùy theo thỏa thuận mà bên được chuyển nhượng quyền bề mặt có thể chuyển nhượng lại quyền bề mặt cho người khác.

Quyền bề mặt được xác lập theo di chúc, người sử dụng đất cũng có thể để lại di chúc phần quyền bề mặt của mình như các quyền đối với tài sản khác. Bên cạnh đó, cần lưu ý, di chúc được lập trong trường hợp này đáp ứng điều kiện có hiệu lực theo quy định của Bộ luật dân sư

Điều 268. Căn cứ xác lập quyền bề mặt

Quyền bề mặt được xác lập theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc theo di chúc.

Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338