Các tài sản mà pháp luật quy định người chiếm hữu phải có nghĩa vụ hoàn trả, cụ thể như sau: Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản mà không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã thu được; Trường hợp tài sản hoàn trả là vật đặc định thì phải hoàn trả lại đúng cho chủ sở hữu đúng vật đó; Nếu tài sản vật chất đặc định đố bị mất hoặc bị hư hỏng thì người chiếm giữ phần tài sản này khi hoàn trả người hoàn trả phải có nghĩa vụ đền bù bằng tiền, trừ trường hợp các bên có sự thảo thuận khác; Trường hợp tài sản hoàn trả là các vật cùng loại, nhưng lại bị mất hoặc bị hư hỏng thì phải trả lại vật cùng loại hoặc có nghĩa vụ đền bù bằng tiền, trừ trường hợp có thảo thuận khác; Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật phải có nghĩa vụ hoàn trả khoản lợi về tài sản đó cho người bị thiệt hại bằng hiện vật hoặc bằng tiền.
Trường hợp người chiếm hữu tài sản, người sử dụng tài sản mà không có căn cứ pháp luật đã giao tài sản đó cho người thứ ba thì khi bị chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản yêu cầu hoàn trả, người thứ ba có nghĩa vụ hoàn trả tài sản đó, trừ các trường hợp Bộ luật dân sự năm 2015 có các quy định khác; nếu trường hợp tài sản đố đã được trả bằng tiền hoặc có đền bù thì người thứ ba có quyền yêu cầu người đã giao tài sản cho mình bồi thường các khoản thiệt hại. Bộ luật Dân sự hiện hành áp dụng nguyên tắc ưu tiên bảo vệ quyền sở hữu của chủ sở hữu so với quyền chiếm hữu của người thứ ba ngay tình. Vì vậy, khi tài sản do chiếm hữu, sử dụng không có căn cứ pháp luật đã giao chuyển cho người thứ 3 thì người này phải hoàn trả lại tài sản đó cho chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp theo yêu cầu của họ ngay cả khi người chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình. Nếu việc chuyển giao tài sản cho người thứ ba là hợp đồng có đền bù (như mua, bán, đổi, vay…) thì người thứ ba có quyền yêu cầu người đã giao tài sản cho mình bồi thường thiệt hại. Còn nếu việc chuyển giao là không có đền bù (tặng, cho, mượn…) thì người thứ ba không có quyền này.
Tại Điều 579 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định nghĩa vụ hoàn trả. Theo đó, người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 Bộ luật Dân sự. Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị thiệt hại thì phải hoàn trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật Dân sự.
Nghĩa vụ hoàn trả phát sinh khi có các căn cứ:
Căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng, được lợi từ tài sản có thể là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác trái pháp luật. Điều này đồng nghĩa với việc chủ thể biết mình không có quyền đối với tài sản đó, biết việc chiếm hữu, sử dụng tài sản là bất hợp pháp nhưng vẫn tiếp tục chiếm hữu, sử dụng tài sản.
Việc chiếm hữu của một chủ thể là ngay tình, tức chủ thể không biết hoặc không thể biết về việc chiếm hữu của mình là không có căn cứ pháp luật, trường hợp này chủ thể không biết việc chiếm hữu của mình là bất hợp pháp, họ vẫn tin mình có quyền đối với tài sản đó. Trường hợp này thường diễn ra đối với những tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu.
Thực hiện nghĩa vụ:
Người chiếm hữu, sử dụng tài sản mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, người có quyền khác với tài sản đó. Nghĩa vụ hoàn trả không chi bao gồm chính tài sản đó mà còn có cả hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản. Việc hoàn trả tài sản là căn cứ cơ bản để bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản của chủ thể. Trường hợp không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao lại cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với chức năng, quyền hạn của mình có thể ra chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác với tài sản và tiến hành trao trả lại tài sản cho họ. Bên cạnh nghĩa vụ hoàn trả, người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật còn có nghĩa vụ hoàn trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại.
Trường hợp loại trừ nghĩa vụ:
Pháp luật loại trừ trường hợp người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác, đây là trường hợp xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu. Dựa vào thời hạn chiếm hữu, sử dụng tài sản mà đến một khoảng thời gian nhất định tài sản đó đương nhiên thuộc về quyền sở hữu của người đó. Nhưng quyền sở hữu chỉ được xác lập khi đáp ứng các điều kiện như: Người chiếm hữu, được lợi về tài sản là người ngay tình; việc chiếm hữu được thực hiện liên tục; việc chiếm hữu được thực hiện công khai; việc chiếm hữu được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định.
Điều 579. Nghĩa vụ hoàn trả
1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.
2. Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị thiệt hại thì phải hoàn trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.
Văn phòng Luật sư Nhân Chính
Liên hệ luật sư: 0936683699 - 0983951338