Language:

tài sản

Tài sản công được đem ra đấu giá khi nào? Quan điểm luật sư
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng cho biết, đấu giá tài sản công được thực hiện theo nguyên tắc và trình tự, thủ tục theo quy định của Luật Đấu giá tài sản năm 2016.
Quy định về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tài sản
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi, cập nhật vào Sổ đăng ký hoặc vào Cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc của người khác hoặc đồng thời bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình và của người khác đối với bên nhận bảo đảm.
Tài sản (Điều 105)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Đăng ký tài sản (Điều 106)
Luật sư Hà Thị Khuyên cho biết, đăng ký tài sản là việc cá nhân, tổ chức thực hiện đăng ký quyền đối với tài sản cụ thể là quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản... tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
Bất động sản và động sản (Điều 107)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, quy định về bất động sản và động sản được liệt kê tại Điều 107 Bộ luật Dân sự năm 2015. Cụ thể: Bất động sản được coi là tài sản, gồm: Đất đai; nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; tài sản khác theo quy định pháp luật; Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.
Tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai (Điều 108)
Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, quy định về tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai được quy định cụ thể lại Điều 108 Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể: Tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch; Tài sản hình thành trong tương lai là tài sản bao gồm: Tài sản chưa hình thành; tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.
Quyền tài sản (Điều 115)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, theo quy định tại Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.
Tống tiền bạn gái cũ bằng clip nóng, đối tượng sẽ bị xử lý ra sao?
Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, hành sử dụng clip nóng để uy hiếp để dọa bạn gái cũ của đối tượng là hành vi vi phạm pháp luật, đây không phải là thủ đoạn mới, song thủ đoạn này được nhiều đối tượng thực hiện, nhiều người khi quan hệ yêu đương đã dùng thiết bị điện tử quay lại các cảnh quan hệ tình dục, chụp lại ảnh riêng tư nhưng không lường hết được hậu quả và lệ lụy phía sau.
Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, Tội cưỡng đoạt tài sản được thể hiện bởi hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.
Tội cướp giật tài sản (Điều 171)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, Tội cướp giật tài sản là hành vi nhanh chóng chiếm đoạt tài sản một cách công khai, hai dấu hiệu nhận biết của tội phạm này là dấu hiệu "công khai chiếm đoạt" và dấu hiệu "nhanh chóng tẩu thoát".
Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi lợi dụng chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản công nhiên chiếm đoạt tài sản của họ. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành của Tội công nhiên tài sản quy định tại Điều 172 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Tội trộm cắp tài sản (Điều 173)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có người quản lý. Dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản là dấu hiệu hành vi chiếm đoạt tài sản cùng với hai dấu hiệu khác thể hiện tính chất của hành vi chiếm đoạt và tính chất của đối tượng bị chiếm đoạt - dấu hiệu lén lút và dấu hiệu tài sản đang có người quản lý.
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn gian dối, cụ thể tội phạm này gồm hai hành vi khác nhau là hành vi "lừa dối" và hành vi "chiếm đoạt", hai hành vi này có quan hệ với nhau.
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bao gồm 02 trường hợp: (1) Chiếm đoạt tài sản của người khác đã được giao cho mình trên cơ sở hợp đồng vay, mượn, thuê tài sản... bằng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn hoặc cố tình không trả lại tài sản đó khi đến hạn mặc dù có điều kiện, khả năng để trả; (2) Sử dụng tài sản của người khác đã được giao cho mình trên cơ sở hợp đồng vay, mượn, thuê... vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Tội chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 176)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tội chiếm giữ trái phép tài sản được hiểu là hành vi cố tình không trả lại hoặc không giao nộp tài sản bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được...
Quyền sở hữu (Điều 158)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 158 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.
Tội sử dụng trái phép tài sản (Điều 177)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tội sử dụng trái phép tài sản được quy định là hành vi vì vụ lợi mà sử dụng trái pháp tài sản của người khác. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành của Tội sử dụng trái phép tài sản quy định tại Điều 177 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Quyền khác đối với tài sản (Điều 159)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 159 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì quyền khác đối với tài sản là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác. Quyền khác đối với tài sản bao gồm: Quyền đối với bất động sản liền kề; quyền hưởng dụng; quyền bề mặt.
Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, hành vi "hủy hoại tài sản của người khác" là hành vi làm mất hoàn toàn giá trị sử dụng của tài sản của người khác. Hành vi "cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác" là làm mất một phần giá trị sử dụng của tài sản của người khác.
Nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản (Điều 160)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản theo quy định tại Điều 160 Bộ luật Dân sự năm 2015, quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản được xác lập, thực hiện trong trường hợp Bộ luật Dân sự và luật khác có liên quan quy định.