Language:
Phạt tiền (Điều 35)
20/11/2023
icon-zalo

Luật sư Hà Thị Khuyên

Luật sư Nguyễn Văn Đồng

Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với các trường hợp người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, người phạm tội rất nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường, trật tự công cộng, an toàn công cộng và một số tội phạm khác do Bộ luật Hình sự quy định. Ngoài ra, hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung đối với người phạm tội về tham nhũng, ma tuý hoặc những tội phạm khác. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích về quy định "Phạt tiền" tại Điều 35 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Điều 35 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về hình phạt tiền đối với người phạm tội với tính chất vừa là hình phạt chính, vừa là hình phạt bổ sung. Trong lịch sử phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam, phạt tiền đã tồn tại từ rất lâu và trong mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau, hình thức, nội dung, mục đích của hình phạt tiền được thể hiện một cách khác nhau. Tuy nhiên, có thể khẳng định, trong số các hình phạt được quy định, hình phạt tiền luôn giữ một vị trí quan trọng, được quy định áp dụng phổ biến nhất. Trong Bộ luật Hình sự hiện nay, hình phạt tiền là một bộ phận cấu thành rất quan trọng của hệ thống hình phạt, góp phần tạo nên tính đa dạng, hoàn thiện của hệ thống này. 

Phạt tiền được hiểu là một trong những biện pháp cưỡng chế của Nhà nước được Tòa án quyết định trong bản án kết tội đối với người bị kết án về những tội phạm được Bộ luật Hình sự xác định với nội dung là tước một khoản tiền nhất định của họ sung vào công quỹ của Nhà nước, thông qua đó giáo dục, cải tạo họ, ngăn ngừa họ phạm tội mới, đồng thời thực hiện phòng ngừa, giáo dục chung. Với nội dung tước đoạt một khoản tiền nhất định của người bị kết án, hình phạt tiền tác động trực tiếp đến kinh tế của người bị kết án. Sự tước bỏ một khoản tiền nhất định của người bị kết án là thể hiện tính nghiêm khắc của hình phạt này, làm cho họ nhận thức được sự lên án của Nhà nước đối với hành vi phạm tội đã thực hiện.

Trong nhiều trường hợp nếu không tước bỏ một phần lợi ích vật chất, người bị kết án sẽ không nhận thức được lỗi lầm của mình, cũng như sự lên án của Nhà nước và xã hội. Việc tước quyền lợi kinh tế có tác dụng răn đe người bị kết án đồng thời đối với một số tội phạm, hình phạt tiền cũng là biện pháp loại trừ điều kiện thuận lợi cho việc phạm tội lại. Vì vậy, có thể nói hình phạt tiền có mục đích giáo dục, cải tạo người phạm tội, loại trừ điều kiện phạm tội mới ở họ. Đồng thời, thông qua đó hình phạt phạt tiền còn thực hiện mục đích răn đe, phòng ngừa chung đối với các cá nhân “không vững vàng” trong xã hội. “Với đặc trưng riêng là việc tước bỏ lợi ích kinh tế của người phạm tội, hình phạt tiền có một cách thức tác động độc đáo đối với người phạm tội để tạo ra hiệu quả của hình phạt. Trong những trường hợp nhất định, cách thức tác động này có ưu thế hơn hẳn so với những cách thức tác động khác, và trong nhiều trường hợp nếu không có sự hỗ trợ của hình phạt tiền thì việc giáo dục, cải tạo người phạm tội, phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung không thể đạt được một cách triệt để”.

Cũng như hình phạt trục xuất, phạt tiền là loại hình phạt lưỡng tính. Nếu coi hệ thống hình phạt được cấu thành từ hai hệ nhỏ: hệ các hình phạt chính và hệ các hình phạt bổ sung thì phạt tiền có mặt ở cả hai hệ đó. Tuy nhiên, tính chất lưỡng tính này của hình phạt tiền chỉ tồn tại trong quy định của luật. Đối với cùng một tội phạm, không cho phép áp dụng hình phạt tiền vừa là hình phạt chính vừa là hình phạt bổ sung.

Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Hình sự năm 2015 xác định phạm vi áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính. Theo đó hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính trong hai loại trường hợp sau: 

- Tội phạm mà người bị kết án thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng hoặc là tội phạm nghiêm trọng và khung hình phạt đối với tội ấy có quy định hình phạt này; . 

- Tội phạm mà người bị kết án thực hiện là tội phạm rất nghiêm trọng và thuộc các nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về môi trường, tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng hoặc nhóm tội khác được Bộ luật Hình sự quy định. 

So với quy định về hình phạt tiền tại Điều 30 Bộ luật Hình sự năm 1999, phạm vi áp dụng phạt tiền là hình phạt chính được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 đối với các tội phạm cụ thể được mở rất rộng không chỉ đối với tội ít nghiêm trọng mà còn đối với cả các tội phạm nghiêm trọng và không có sự giới hạn ở nhóm tội phạm cụ thể nào.

Đối với tội phạm rất nghiêm trọng, Bộ luật Hình sự tuy giới hạn phạm vi các nhóm tội có thể được áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính (các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, các tội phạm về môi trường, các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, nhưng đó chỉ là quy định về nguyên tắc vì BLHS cũng cho phép việc áp dụng hình phạt này đối với “.. một số tội phạm khác…”. 

Khoản 2 Điều 35 Bộ luật Hình sự năm 2015 xác định phạm vi áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung, theo đó:

- Hình phạt tiền với tính chất là hình phạt bổ sung được áp dụng trước hết đối với những người bị kết án về các tội tham nhũng cũng như về các tội phạm về ma túy.

- Hình phạt tiền với tính chất là hình phạt bổ sung cũng được áp dụng đối với những tội phạm khác do BLHS quy định. 

Có thể thấy quy định trên đây đã mở rộng phạm vi áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung. Từ nguyên tắc này, điều luật về tội phạm cụ thể phải quy định loại hình phạt này ở dạng áp dụng là bắt buộc hoặc tùy nghi (có thể). 

Khoản 3 Điều 35 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định mức phạt tiền và căn cứ quyết định mức phạt tiền. Điều luật quy định mức phạt tiền thấp nhất khi áp dụng hình phạt tiền với tính chất là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung là một triệu đồng.

Ngoài quy định về giới hạn này ra, Tòa án có quyền quyết định bất cứ mức phạt tiền cụ thể nào nhưng không được vượt mức cao nhất mà điều luật về tội phạm quy định. Khi quyết định mức phạt tiền, Tòa án cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, tình hình tài sản cũng như sự biến động của giá cả. 

Khoản 4 Điều 35 Bộ luật Hình sự năm 2015 chỉ dẫn hình phạt tiền đối với pháp nhân thương mại bị kết án được quy định tại Điều 77 của Bộ luật Hình sự. So với Bộ luật Hình sự năm 1999, điều luật không có quy định tương tự như quy định tại khoản 4 Điều 30 BLHS năm 1999: “Tiền phạt có thể được nộp một lần hoặc nhiều lần trong thời hạn do Tòa án quyết định trong bản án”. Việc xóa bỏ quy định này là do “… vừa không bảo đảm tính khả thi vừa mâu thuẫn với quy định về thủ tục thi hành án dân sự. Thực tiễn áp dụng pháp luật chưa có Tòa án nào áp dụng khoản 4 Điều 30 để quyết định bị cáo phải nộp tiền phạt một lần hay nhiều lần trong bản án”. Mặc dù vậy, vẫn có thể khẳng rằng, quy định này mang tính nhân đạo, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người bị kết án trong việc nộp tiền phạt. Đây cũng là cách thức tăng cường tính khả thi của hình phạt tiền.

Trên thực tế những trường hợp bị phạt tiền có những điều kiện về kinh tế rất khác nhau, có người có khả năng nộp một lần số tiền phạt, nhưng có người không có khả năng này. Đồng thời quy định này cũng xác định rõ trách nhiệm của Tòa án các cấp phải xác định rõ thời hạn thi hành trong bản án để người bị kết án chủ động thi hành án, tránh tư tưởng chây ỳ khi không quy định rõ thời hạn thi hành án. Cách thức quy định cho phép người bị kết án phạt tiền có thể nộp một lần hoặc nhiều lần trong thời hạn do Tòa án ấn định cũng được nhiều nước quy định.

Điều 35. Phạt tiền

1. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với các trường hợp sau đây:

a) Người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định;

b) Người phạm tội rất nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường, trật tự công cộng, an toàn công cộng và một số tội phạm khác do Bộ luật này quy định.

2. Hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung đối với người phạm tội về tham nhũng, ma tuý hoặc những tội phạm khác do Bộ luật này quy định.

3. Mức tiền phạt được quyết định căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm, đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động của giá cả, nhưng không được thấp hơn 1.000.000 đồng.

4. Hình phạt tiền đối với pháp nhân thương mại phạm tội được quy định tại Điều 77 của Bộ luật này.

Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338

Tags
Phạt tiền Tiền Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính Phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung Người phạm tội ít nghiêm trọng Người phạm tội nghiêm Người phạm tội rất nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế Người phạm tội rất nghiêm trọng xâm phạm môi trường Người phạm tội rất nghiêm trọng xâm phạm trật tự công cộng Người phạm tội rất nghiêm trọng xâm phạm an toàn công cộng Người phạm tội về tham nhũng Người phạm tội về ma tuý Mức tiền phạt tiền Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm Xét đến tình hình tài sản của người phạm tội Sự biến động của giá cả Nhưng không được thấp hơn 1 triệu đồng Phạt tiền đối với pháp nhân thương mại phạm tội Pháp nhân thương mại phạm tội bị phạt tiền Điều 35 Bộ luật hình sự năm 2015 Dịch vụ luật sư Dịch vụ pháp lý Đoàn luật sư Hà Nội luật sư Đồng luật sư nguyễn văn đồng luật sư khuyên luật sư hà thị khuyên Nhân chính Nhanchinh.vn Luật Nhân Chính Văn phòng Luật sư Nhân Chính Tư vấn luật Tư vấn pháp luật Tìm luật sư giỏi luật sư luật sư giỏi Luật sư tại Hà Nội Luật sư uy tín Luật sư Quận Thanh Xuân Luật sư Hà Nội luật sư việt nam luật sư tranh tụng Luật sư tố tụng Luật sư giải quyết tranh chấp luật sư bào chữa Luật sư hình sự Luật sư dân sự Luật sư giải quyết án hành chính Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp Luật sư đất đai Luật sư tư vấn đất đai Luật sư nhà đất Luật sư thừa kế Luật sư Ly hôn Luật sư thu hồi nợ Luật sư kinh doanh thương mại Luật sư doanh nghiệp Luật sư sở hữu trí tuệ luật sư lao động Văn phòng luật Văn phòng luật sư Văn phòng luật sư uy tín Văn phòng luật sư gần nhất Văn phòng luật sư Hà Nội Văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội 0983951338 0936683699