Language:
Cố ý phạm tội (Điều 10)
24/11/2023
icon-zalo

Luật sư Hà Thị Khuyên

Luật sư Nguyễn Văn Đồng

Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích về quy định "Cố ý phạm tội" tại Điều 10 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biệu hiện dưới hình thức cố ý và vô ý. Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc tâm lý của yếu tố ý chí và lý chí, nhà làm luật chia lỗi làm hai loại là lỗi cố ý và lỗi vô ý. Lỗi có một vai trò rất quan trọng, đặc biệt là lỗi cố ý, với bản chất là dấu hiệu của tội phạm, ở một phương diện nào đó, yếu tố lỗi cho phép các cơ quan chức năng, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng nhận diện được đâu là hành vi phạm tội, và quyết định người thực hiện hành vi đó có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không.

Phân loại cố ý phạm tội:

Lỗi cố ý phạm tội bao gồm cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp. Cụ thể cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp được quy định như sau:

(1) Lỗi cố ý trực tiếp:

Khoản 1 Điều 10 Bộ luật Hình sự năm 2015 đưa ra khái niệm về lỗi cố ý trực tiếp. Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi do người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra. Lỗi cố ý trực tiếp thể hiện sự nhận thức và mức độ quyết tâm cao nhất của người thực hiện hành vi phạm tội. Sự nhận thức được thể hiện dưới 03 góc độ khác nhau:

- Đó là nhận thức được mức độ nguy hiểm, nghĩa là người phạm tội nhận diện được hành vi mà mình đang hoặc sắp thực hiện sẽ gây ra nguy hiểm cho xã hội, sự nguy hiểm thể hiện ở chỗ nếu hành vi được thực hiện là nó sẽ xâm phạm đến một đối tượng cụ thể nào đó.

- Nhận thức được hậu quả, người thực hiện hành vi bên cạnh nhận diện được mức độ nguy hiểm thì họ còn thấy được hậu của nó như thế nào, dự liệu được một cách chính xác và đúng đắn những hậu quả mà hành vi mang lại. Và không có việc người thực hiện hành vi sẽ mơ hồ, không xác định được hậu quả là gì, khi trong suy nghĩ người phạm tội nghĩ về một hành vi mà họ sẽ thực hiện thì đồng thời họ cũng đã thấy trước được hậu quả xảy ra, hai vấn đề này tiếp diễn liên tục, liền kề nhau và nhiều trường hợp thậm chí người phm tội nghĩ đến hậu quả trước và tìm cách thực hiện hành vi tương ứng để hậu quả xảy ra như mong muốn.

- Là nói đến tính quyết tâm thực hiện tội phạm đến cùng của người phạm tội “mong muốn hậu quả đó xảy ra”, sự mong muốn này biểu hiện ra bên ngoài dưới dạng các đặc điểm như: không chấm dứt hành vi, thực hiện hành vi cho đến khi nào hậu quả xảy ra hay nói cách khác hậu quả chính là mục đích cuối cùng.

(2) Lỗi cố ý gián tiếp:

Khoản 2 Điều 10 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định lỗi cố ý gián tiếp là lỗi do người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Sự khác biệt cơ bản giữa lỗi cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp được thể hiện ở khía cạnh tâm lý người phạm tội. Hai loại lỗi này các chủ thể đều nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi, đều nhận thức được hậu quả mà hành vi mang lại. Tuy nhiên với lỗi cố ý gián tiếp thì cần phải khẳng định, người phạm tội không hề mong muốn hậu quả đó xảy ra trên thực tế hay nói cách khác hậu quả không nằm trong kế hoạch hành động của họ. Việc hậu quả có xảy ra hay không không phải là đích đến cuối cùng. Sự bỏ mặc thể hiển ở việc người phạm tội không quan tâm, hậu quả xảy ra cũng được hoặc không xảy ra cũng được. Mục đích của người phạm tội đã có thể đạt được ở giai đoạn trước đó hoặc thực hiện hành vi nhưng lại hướng đến một mục đích khác.

Nói cách khác, thái độ tâm lý của người phạm tội do lỗi cố ý gián tiếp là thờ ơ, bàng quan, chấp nhận đối với hậu quả xảy ra, mặc dù đã thấy trước hậu quả đó có thể xảy ra hoặc tất yếu xảy ra. Điều 10 Bộ luật Hình sự quy định chủ thể “tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc...”. Khi đã để mặc hay chỉ là chấp nhận hành vi thì bao giờ cũng có hai khả năng, hành vi sẽ xảy ra hoặc không xảy ra - tức là hành vi sẽ được thực hiện hoặc không được thực hiện. 

Về ý chí người phạm tội không mong muốn hậu quả đó mà họ có thái độ để mặc cho hậu quả xảy ra (hậu quả xảy ra cũng được, không xảy ra cũng được). Tuy nhiên, họ đã mong muốn hành vi nguy hiểm được thực hiện để đạt được mục đích khác của họ. Và cũng vì lẽ đó họ chấp nhận hậu quả xảy ra khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Ở trường hợp phạm tội với lỗi cố ý gián tiếp, sự thấy trước hậu quả chi là thấy trước hậu quả có thể xảy ra, không thể có trường hợp người phạm tội đã thấy trước hậu quả tất nhiên xảy ra mà họ có thái độ để mặc, không mong muốn hậu quả đó khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Mặt khác, hậu quả nguy hiểm đã xảy ra không phù hợp với mục đích của người phạm tội mà chỉ phần nào đáp ứng mục đích của người phạm tội.

Khác với cố ý trực tiếp, đối với cố ý gián tiếp hậu quả không phải là kết quả tất yếu của hành vi phạm tội, không phải là mục đích cuối cùng, cũng không phải là điều kiện, biện pháp để đạt được mục đích cuối cùng. Đối với người phạm tội do lỗi cố ý gián tiếp thì hậu quả nguy hại là kết quả phụ, đi theo của hành vi nhằm đạt được mục đích khác (mang tính chất tội phạm hoặc không). Định nghĩa cố ý gián tiếp tại Điều 10 Bộ luật Hình sự giới hạn đặc điểm được chủ thể chấp nhận là hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Bên cạnh đó, định nghĩa cố ý trực tiếp cùng gắn với hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Điều này chỉ làm cho định nghĩa tại Điều 10 Bộ luật Hình sự chỉ đúng với các tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất. Trong thực tế, chủ thể của tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức có thể mong muốn (có ý trực tiếp) hoặc chấp nhận (cố ý gián tiếp) hành vi phạm tội trên cơ sở mong muốn hoặc chấp nhận đặc điểm nhất định mà không phải là đặc điểm hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

Thấy trước tính chất hành vi của mình nguy hiểm cho xã hội và thấy trước hậu quả của hành vi đó, đó là trường hợp người phạm tội đã có suy nghĩ, đã hiểu bản chất của hành vi phạm tội là trái pháp luật, trái đạo đức, bị xã hội lên án, bị xử lý theo pháp luật, hành vi ấy sẽ gây ra hậu quả tác hại. Người phạm tội đã hình dung, tiên đoán, dự liệu trước hậu quả sẽ xảy ra một cách tương đối chính xác, tuy nhiên họ đã mong muốn hoặc đề mặc cho thiệt hại xảy ra. Mong muốn thiệt hại xảy ra là trường hợp người phạm tội cỏ ý muốn, quyết tâm gây ra hậu quả tác hại nhằm đạt được mục đích của mình khi phạm tội. Để mặc cho hậu quả xảy ra là trường hợp người phạm tội không mong muốn gây ra hậu quả tác hại, nhưng họ đã coi thường hậu quả cho rằng hậu quả ấy không ảnh hưởng gì đến họ hoặc họ biết hậu quả tác hại sẽ xảy ra nhưng cứ để mặc cho thiệt hại xảy ra.

Điều 10. Cố ý phạm tội

Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;

2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338

Tags
Cố ý phạm tội Cố ý phạm tội là gì Thế nào là cố ý phạm tội Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp nào Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình Nhận thức rõ hành vi là nguy hiểm cho xã hội Thấy trước hậu quả của hành vi Mong muốn hậu quả xảy ra Thấy trước hậu quả của hành vi có thể xảy ra Tuy không mong muốn Tuy không mong muốn nhưng để mặc cho hậu quả Cố ý phạm tội Điều 10 Bộ luật hình sự năm 2015 Dịch vụ luật sư Dịch vụ pháp lý Đoàn luật sư Hà Nội Liên đoàn luật sư Việt Nam luật sư Đồng luật sư nguyễn văn đồng luật sư khuyên luật sư hà thị khuyên Nhân chính Nhanchinh.vn Luật Nhân Chính Văn phòng Luật sư Nhân Chính Tư vấn luật Tư vấn pháp luật Tìm luật sư giỏi luật sư luật sư giỏi Luật sư tại Hà Nội Luật sư uy tín Luật sư Quận Thanh Xuân Luật sư Hà Nội luật sư việt nam luật sư tranh tụng Luật sư tố tụng Luật sư tư vấn Luật sư giải quyết tranh chấp luật sư bào chữa Luật sư hình sự Luật sư dân sự Luật sư giải quyết án hành chính Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp Luật sư đất đai Luật sư tư vấn đất đai Luật sư nhà đất Luật sư thừa kế Luật sư Ly hôn Luật sư hôn nhân và gia đình Luật sư thu hồi nợ Luật sư kinh doanh thương mại Luật sư doanh nghiệp Luật sư sở hữu trí tuệ luật sư lao động Luật sư nổi tiếng Luật sư hòa giải luật sư đối thoại Văn phòng luật Văn phòng luật sư Văn phòng luật sư uy tín Văn phòng luật sư gần nhất Văn phòng luật sư Hà Nội Văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội Công ty luật Tổ chức hành nghề luật sư 0983951338 0936683699