Luật sư Hà Thị Khuyên
Luật sư Nguyễn Văn Đồng
Tội gây rối trật tự phiên tòa, phiên họp xâm phạm đến hoạt động xét xử của tòa án và sự đúng đắn, nghiêm trang của phiên tòa hay phiên họp xét xử một vụ án hoặc vụ việc. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành Tội gây rối trật tự phiên tòa, phiên họp quy định tại Điều 391 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của Tội gây rối trật tự phiên tòa, phiên họp phải thỏa mãn điều điện là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên.Chủ thể của tội phạm này không phải chủ thể đặc biệt. Bất kì ai cũng có thể là chủ thể của tội phạm này.
Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự. Người từ đủ 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi loại tội. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một số điều nhưng không có điều nào thuộc Chương XXIV Bộ luật hình sự. Như vậy chủ thể của Tội gây rối trật tự phiên tòa, phiên họp là người từ đủ 16 tuổi trở lên.
Khách thể của tội phạm:
Tội gây rối trật tự phiên tòa, phiên họp xâm phạm đến hoạt động xét xử của tòa án và sự đúng đắn, nghiêm trang của phiên tòa hay phiên họp xét xử một vụ án hoặc vụ việc.
Mặt chủ quan của tội phạm:
Người phạm Tội gây rối trật tự phiên tòa, phiên họp thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý, có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp. Tức là người phạm tội nhận thức được hậu quả gây rối tại phiên tòa, phiên họp của mình nhưng cố tình thực hiện hành vi vì mong muốn hậu quả xảy ra hoặc dù ko mong muốn hậu quả xảy ra nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Mặt khách quan của tội phạm:
Hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm là hành vi thóa mạ, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của Thẩm phán, Hội thẩm, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác hoặc người tham gia phiên tòa, phiên họp hoặc có hành vi đập phá tài sản.
Thóa mạ theo từ điển tiếng Việt được hiểu là sử dụng lời lẽ, ngôn từ xúc phạm nặng nề đến người khác. Do đó, hành vi thóa mạ, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người tham gia phiên tòa, phiên họp là hành vi dùng những lời lẽ không tốt nhằm công kích, xúc phạm đến Thẩm phán, Hội thẩm, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác hoặc người tham gia phiên tòa, phiên họp. Hành vi trên có thể được thực hiện dưới dạng hành động như chửi bới, mắng, quát, la hét tại phiên tòa, phiên họp.
Đập phá tài là hành vi làm hư hỏng một phần tài sản hoặc toàn bộ giá trị sử dụng của tài sản. Tài sản ở đây chủ yếu là tài sản của Tòa án, của Nhà nước như bàn, ghế tại phiên tòa, phiên họp,...
Theo nội dung quy định tại Điều 391 Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự cũng có quy định xử lý vi phạm nội quy phiên tòa như sau: "1. Người vi phạm nội quy phiên tòa thì tùy tính chất, mức độ vi phạm có thể bị Thẩm phán chủ tọa phiên tòa cảnh cáo yêu cầu ngừng vi phạm, quyết định xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật; 2. Chủ tọa phiên tòa có quyền ra quyết định buộc người vi phạm rời khỏi phòng xử án hoặc tạm giữ hành chính không quá 15 ngày. Cơ quan công an có nhiệm vụ bảo vệ trật tự phiên tòa hoặc người có nhiệm vụ bảo vệ trật tự phiên tòa thi hành quyết định của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa về việc buộc rời khỏi phòng xử án hoặc tạm giữ hành chính người gây rối trật tự phiên tòa; 3. Trường hợp hành vi của người vi phạm nội quy phiên tòa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì Hội đồng xét xử có quyền khởi tố vụ án hình sự; 4. Quy định tại Điều này cũng được áp dụng đối với người có hành vi vi phạm tại phiên họp của Tòa án.”
Hậu quả của tội phạm là gây ảnh hưởng đấn danh dự, nhân phẩm của người tiến hành tố tụng có mặt tại phiên tòa, phiên hợp hoặc gây thiệt hại về tài sản. Tuy nhiên hậu quả không phải dấu hiệu bắt buộc của tội phạm. Tội phạm hoàn thành kể từ thời điểm có hành vi khách quan xảy ra.
Hình phạt:
- Khoản 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
- Khoản 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
Điều 391. Tội gây rối trật tự phiên tòa, phiên họp
1. Người nào tại phiên tòa, phiên họp mà thóa mạ, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của Thẩm phán, Hội thẩm, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác hoặc người tham gia phiên tòa, phiên họp hoặc có hành vi đập phá tài sản, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 178 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Dẫn đến phải dừng phiên tòa, phiên họp;
b) Hành hung Thẩm phán, Hội thẩm, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 134 của Bộ luật này.
Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338