Language:

Đại diện theo ủy quyền

Đại diện (Điều 134)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Dân sự năm 2015, đại diện là việc cá nhân nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật. Đại diện theo pháp luật bao gồm: Đại diện theo pháp luật của cá nhân và đại diện theo pháp luật của pháp nhân.
Căn cứ xác lập quyền đại diện (Điều 135)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, đại diện là việc cá nhân, pháp nhân nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
Đại diện theo ủy quyền (Điều 138)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, theo quy định pháp luật dân sự, cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác.
Đại diện của pháp nhân (Điều 85)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 85 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về đại diện của pháp nhân. Theo đó, đại diện của pháp nhân có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền. Người đại diện của pháp nhân phải tuân theo quy định về đại diện tại Chương IX Phần quy định về pháp nhân.