Language:

Thời hạn

Thời hạn (Điều 144)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, theo quy định tại Điều 144 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác. Thời hạn có thể được xác định bằng phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể sẽ xảy ra.
Áp dụng cách tính thời hạn (Điều 145)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, tính thời hạn chính là việc xác định khoảng thời gian theo thời hạn là bao nhiêu. Việc tính thời hạn phải căn cứ vào loại thời hạn theo đơn vị thời gian hay theo sự kiện, phải xác định thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc của thời hạn và phải tính theo dương lịch nếu không có thỏa thuận khác.
Quy định về thời hạn, thời điểm tính thời hạn (Điều 146)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, thời điểm tính thời hạn được quy định tại Điều 146 Bộ luật Dân sự năm 2015, trường hợp các bên có thỏa thuận về thời hạn là một năm, nửa năm, một tháng, nửa tháng, một tuần, một ngày, một giờ, một phút mà khoảng thời gian diễn ra không liền nhau thì thời hạn đó
Thời điểm bắt đầu thời hạn (Điều 147)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, chỉ phải xác định thời hạn trong trường hợp thời hạn là một khoảng thời gian diễn ra liên tục, nếu thời hạn được tính bằng phút, giờ thì thời điểm bắt đầu của thời hạn là thời điểm đã được xác định. 
Kết thúc thời hạn (Điều 148)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, thời hạn là một khoảng thời gian được giới hạn bởi hai thời điểm, một thời điểm gọi là thời điểm bắt đầu của thời hạn còn thời điểm kia được gọi là thời điểm kết thúc thời hạn.
Thời hạn thuê khoán (Điều 485)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 485 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thời hạn thuê khoán. Theo đó, thời hạn thuê khoán do các bên thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc có thỏa thuận nhưng không rõ ràng thì thời hạn thuê khoán được xác định theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh phù hợp với tính chất của đối tượng thuê khoán.
Bộ luật Dân sự năm 2015
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Bộ luật Dân sự năm 2015 được Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 24/11/2015, Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017.
Thời hạn trong tố tụng dân sự
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thời hạn trong tố tụng dân sự. Thời hạn tố tụng là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác để người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện hành vi tố tụng do Bộ luật này quy định. Thời hạn tố tụng có thể được xác định bằng giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể sẽ xảy ra. Cách tính thời hạn tố tụng, quy định về thời hạn tố tụng, thời điểm bắt đầu, kết thúc thời hạn tố tụng trong Bộ luật này được áp dụng theo các quy định tương ứng của Bộ luật dân sự. Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự. Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc. Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.