Language:

Nơi cư trú của cá nhân

Đối với thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch thì thẩm quyền thuộc UBND cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo quy định tại khoản 4, Điều 3, Nghị định số 123/2015/NĐ-CP thì: “Đối với việc đăng ký hộ tịch phải tiến hành xác minh theo quy định của Luật Hộ tịch và Nghị định này thì thời gian gửi văn bản yêu cầu và thời gian trả lời kết quả không tính vào thời gian giải quyết việc hộ tịch”; khoản 1 Điều 4, Thông tư số 15/2015/TT-BTP quy định: Đối với việc đăng ký hộ tịch phải gửi văn bản đề nghị xác minh theo quy định của Luật hộ tịch, Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và Thông tư này, nếu quá thời hạn mà không nhận được văn bản trả lời kết quả xác minh thì cơ quan đăng ký hộ tịch cho phép người yêu cầu đăng ký hộ tịch lập văn bản cam đoan về nội dung cần xác minh. Người yêu cầu đăng ký hộ tịch chịu trách nhiệm về nội dung cam đoan của mình.
Thẩm quyền thay đổi, cải chính liên quan đến Giấy chứng nhận kết hôn?
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, đối với Giấy chứng nhận kết hôn, nội dung cải chính là các thông tin hộ tịch của một trong hai bên hoặc của cả vợ (từ đủ 18 tuổi trở lên) và chồng (từ đủ 20 tuổi trở lên). Do đó, thẩm quyền giải quyết thay đổi, cải chính hộ tịch trong Giấy chứng nhận kết hôn thuộc UBND cấp huyện.
Nơi cư trú của cá nhân (Điều 40)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 40 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định nơi cư trú của cá nhân. Theo đó, nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó đang sinh sống. Trường hợp một bên trong quan hệ dân sự thay đổi nơi cư trú gắn với việc thực hiện quyền, nghĩa vụ thì phải thông báo cho bên kia biết về nơi cư trú mới.