Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, pháp luật về hộ tịch hiện hành chưa có quy định về việc thay đổi quê quán, bổ sung quê quán, kể cả các trường hợp là trẻ con ngoài giá thú đã xác định quê quán theo mẹ, sau đó được làm thủ tục cha nhận con. Do vậy, trong trường hợp cụ thể, nếu người dân yêu cầu, để đảm bảo quyền lợi của trẻ em, đề nghị vận dụng quy định của pháp luật về thay đổi hộ tịch để giải quyết yêu cầu thay đổi quê quán trong Giấy khai sinh cho trẻ.
Luật nuôi con nuôi
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Luật Nuôi con nuôi năm 2010 được Quốc hội thông qua ngày 17/06/2010. Luật này quy định nguyên tắc, điều kiện nuôi con nuôi; thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi; quyền, nghĩa vụ của cha mẹ nuôi, con nuôi và cha mẹ đẻ; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc nuôi con nuôi. Việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại khoản 3 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi quy định trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 14. Như vậy, Luật đã quy định rõ đối với vợ hoặc chồng của cô, dì, chú, bác ruột không thuộc đối tượng áp dụng.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo quy định tại Điều 29 Luật Hộ tịch thì sau khi người yêu cầu bổ sung hộ tịch nộp tờ khai (theo mẫu quy định) và các giấy tờ liên quan đến việc bổ sung hộ tịch, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung bổ sung vào Sổ hộ tịch, trường hợp bổ sung vào Giấy khai sinh thì ghi bổ sung vào mục tương ứng và đóng dấu vào nội dung bổ sung. Đối với trường hợp trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh đã ghi phần cha, mẹ ruột, nay cha, mẹ nuôi có yêu cầu, đề nghị địa phương ghi chú phần cha, mẹ nuôi vào Sổ hộ tịch và mặt sau bản chính Giấy khai sinh. Không được thu hồi giấy khai sinh và đăng ký lại theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 19/2011/NĐ-CP.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 653 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ. Theo đó, con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật Dân sự.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 39 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình. Theo đó, cá nhân có quyền kết hôn, ly hôn, quyền bình đẳng của vợ chồng, quyền xác định cha, mẹ, con, quyền được nhận làm con nuôi, quyền nuôi con nuôi và các quyền nhân thân khác trong quan hệ hôn nhân, quan hệ cha mẹ và con và quan hệ giữa các thành viên gia đình. Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha, mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha, mẹ của mình. Cá nhân thực hiện quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình theo quy định của Bộ luật Dân sự, Luật hôn nhân và gia đình và luật khác có liên quan.