Language:

Quốc tịch

Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, sửa đổi năm 2014
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, sửa đổi năm 2014. Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân Việt Nam.
Quốc tịch của pháp nhân (Điều 80)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 80 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quốc tịch của pháp nhân. Theo đó, pháp nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam là pháp nhân Việt Nam. Từ quy định tại Điều 80 Bộ luật Dân sự năm 2015 có thể thấy, nếu pháp nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam sẽ mang quốc tịch Việt Nam. Ngược lại, nếu thành lập theo pháp luật không phải của Việt Nam thì sẽ mang quốc tịch theo pháp luật của nước mà pháp nhân đó được thành lập.
Quyền đối với quốc tịch (Điều 31)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 31 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quyền đối với quốc tịch. Theo đó, cá nhân có quyền có quốc tịch. Việc xác định, thay đổi, nhập, thôi, trở lại quốc tịch Việt Nam do Luật quốc tịch Việt Nam quy định. Quyền của người không quốc tịch cư trú, sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam được bảo đảm theo luật.