Tại Điều 80 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quốc tịch của pháp nhân. Theo đó, pháp nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam là pháp nhân Việt Nam.
Từ quy định tại Điều 80 Bộ luật Dân sự năm 2015 có thể thấy, nếu pháp nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam sẽ mang quốc tịch Việt Nam. Ngược lại, nếu thành lập theo pháp luật không phải của Việt Nam thì sẽ mang quốc tịch theo pháp luật của nước mà pháp nhân đó được thành lập. Đồng nghĩa, sẽ có 02 trường hợp xảy ra như sau:
- Pháp luật được thành lập tại Việt Nam thực hiện theo pháp luật của Việt Nam và pháp nhân được thành lập ở nước ngoài nhưng theo pháp luật Việt Nam thì sẽ có quốc tịch Việt Nam (nếu quốc gia nước ngoài đó không cấm pháp nhân thành lập ở nước mình nhưng theo pháp luật của nước khác). Khi mang quốc tịch Việt Nam, pháp nhân sẽ có quyền và thực hiện nghĩa vụ theo pháp luật Việt Nam quy định.
- Pháp nhân thành lập ở nước ngoài theo pháp luật của nước ngoài thì không mang quốc tịch Việt Nam mà mang quốc tịch theo pháp luật của nước mà pháp nhân đó thành lập.
Pháp nhân là một chủ thể quan trọng trong các quan hệ pháp luật dân sự, do đó, pháp nhân cũng cần có lý lịch pháp lý. Quốc tịch của pháp nhân là mối liên hệ pháp lí giữa pháp nhân với Nhà nước, mỗi pháp nhân có quốc tịch riêng. Dựa trên căn cứ quốc tịch thì pháp nhân bao gồm:
(1) Pháp nhân Việt Nam là những pháp nhân được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
(2) Pháp nhân nước ngoài được hiểu là pháp nhân không có quốc tịch của nước nơi mà pháp nhân đặc trụ sở.
Quy định tại Điều 80, quốc tịch của pháp nhân theo nguyên tắc: pháp nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam là pháp nhân Việt Nam. Như vậy, trường hợp pháp nhân được thành lập tại Việt Nam hoặc thành lập tại quốc gia khác và lựa chọn pháp luật áp dụng để thành lập (nếu quốc gia sở tại không cấm) thì đều mang quốc tịch Việt Nam. Khi mang quốc tịch Việt Nam, pháp nhân sẽ có các quyền, nghĩa vụ pháp luật tương ứng theo quy định tại các văn bản pháp luật điều chỉnh.
Việc xác định quốc tịch của pháp nhân có ý nghĩa trong việc xác định pháp luật áp dụng để chi phối các hoạt động của pháp nhân đó. Ví dụ tại Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về pháp nhân trong các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, cụ thể: Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân; tên gọi của pháp nhân; đại diện theo pháp luật của pháp nhân; việc tổ chức, tổ chức lại, giải thể pháp nhân; quan hệ giữa pháp nhân với thành viên của pháp nhân; trách nhiệm của pháp nhân và thành viên của pháp nhân đối với các nghĩa vụ của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước mà pháp nhân có quốc tịch.
Điều 80. Quốc tịch của pháp nhân
Pháp nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam là pháp nhân Việt Nam.
Văn phòng Luật sư Nhân Chính
Liên hệ luật sư: 0936683699 - 0983951338