Language:

Người chiếm hữu

Quyền đòi lại tài sản (Điều 166)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo quy định tại Điều 166 Bộ luật Dân sự năm 2015, thì chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó.
Người phụ nữ bị cây to đè gây chấn thương nặng, ai phải chịu trách nhiệm?
Luật sư Nguyễn Văn Đồng - Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, việc cây xanh bật gốc và đổ vào người, tài sản của người khác không phải là sự việc hiếm gặp thời gian gần đây. Tuy nhiên tình trạng cây bật gốc hoặc vì lý do nào đó mà đổ ở khu vực đông người và phương tiện đi lại, đổ ở khu vực đường giao thông thì rất nguy hiểm, cơ quan chức năng cần vào cuộc xác minh nguyên nhân của việc cây đổ để có biện pháp can thiệp nhằm khác phục và giảm thiểu tình trạng này.
Tài sản đã được xác lập quyền sở hữu cho người khác (Điều 240)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 240 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về tài sản đã được xác lập quyền sở hữu cho người khác, cụ thể: Tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc; vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên đã được xác lập quyền sở hữu cho người khác theo quy định tại các điều từ Điều 228 đến Điều 233 của Bộ luật này thì quyền sở hữu của những người có tài sản đó chấm dứt.
Nghĩa vụ hoàn trả hoa lợi, lợi tức (Điều 581)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 581 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định nghĩa vụ hoàn trả hoa lợi, lợi tức. Theo đó, người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật và không ngay tình thì phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình thì phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm người đó biết hoặc phải biết việc chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 Bộ luật Dân sự.
Quyền yêu cầu người thứ ba hoàn trả (Điều 582)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 582 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quyền yêu cầu người thứ ba hoàn trả. Theo đó, trường hợp người chiếm hữu, người sử dụng tài sản mà không có căn cứ pháp luật đã giao tài sản cho người thứ ba thì khi bị chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản yêu cầu hoàn trả, người thứ ba có nghĩa vụ hoàn trả tài sản đó, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác; nếu tài sản đó đã được trả bằng tiền hoặc có đền bù thì người thứ ba có quyền yêu cầu người đã giao tài sản cho mình bồi thường thiệt hại.
Nghĩa vụ thanh toán (Điều 583)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 583 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định nghĩa vụ thanh toán. Theo đó, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản, người bị thiệt hại được hoàn trả tài sản thì phải thanh toán chi phí cần thiết mà người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình đã bỏ ra để bảo quản, làm tăng giá trị của tài sản.