Tại Điều 582 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quyền yêu cầu người thứ ba hoàn trả. Theo đó, trường hợp người chiếm hữu, người sử dụng tài sản mà không có căn cứ pháp luật đã giao tài sản cho người thứ ba thì khi bị chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản yêu cầu hoàn trả, người thứ ba có nghĩa vụ hoàn trả tài sản đó, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác; nếu tài sản đó đã được trả bằng tiền hoặc có đền bù thì người thứ ba có quyền yêu cầu người đã giao tài sản cho mình bồi thường thiệt hại.
Giao dịch giữ người chiếm hữu tài sản bất hợp pháp và người thứ ba không làm phát sinh hiệu lực pháp luật do không đáp ứng các điều kiện pháp luật quy định, tại điểm c khoản 1 Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì giao dịch này có nội dung vi phạm điều cấm của luật, đó là chuyển giao tài sản bất hợp pháp; vì thế làm phát sinh quyền của chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác với tài sản trong việc đòi lại tài sản từ người thứ ba chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật. Bởi tài sản được được người thứ ba chiếm hữu trên thực tế, nên việc đòi trực tiếp từ người thứ ba sẽ thuận lợi hơn cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác với tài sản.
Nếu đòi lại tài sản từ chủ thể chiếm đoạt tài sản bất hợp pháp ban đầu sẽ làm phát sinh nghĩa vụ của họ trong việc đòi lại tài sản từ người thứ ba, sau đó chuyển giao lại cho chủ sở hữu, như vậy sẽ rất mất thời gian mà hiệu quả không cao; quyền đòi lại tài sản là quyền mà pháp luật trao cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác với tài sản, chỉ có họ mới có quyền đòi lại tài sản mà mình có quyền, khi chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác với tài sản đòi lại tài sản từ người thứ ba thì có nghĩa vụ chứng minh mình là chủ thể có quyền với tài sản đó, nếu căn cứ chứng minh đủ điều kiện để đòi lại tài sản, thì người thứ ba có nghĩa vụ giao lại tài sản đó cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác với tài sản. Trong trường hợp pháp luật có quy định khác về việc người thứ ba không phải trả lại tài sản thì không làm phát sinh nghĩa vụ của họ trong việc trả lại tài sản cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác với tài sản.
Người thứ ba có thể không biết về việc tài sản mình đang chiếm giữ là không có căn cứ pháp luật, họ không biết và không thể biết người chuyển giao tài sản cho mình là người không có quyền, giao dịch giữ họ và người chuyển giao bị xem là vô hiệu, mà người có lỗi chính là người chuyển giao, việc chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác với tài sản đòi lại tài sản làm thiệt hại đến lợi ích của họ; pháp luật trao người thứ ba quyền được yêu cầu người đã giao tài sản cho mình bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, quyền yêu cầu bồi thường thường thiệt hại chỉ phát sinh:
- Để có được tài sản đó, người thử ba đã phải trả tiền hoặc đền bù bằng tài sản khác cho người chuyển giao. Tức là người thứ ba được quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại phải là người có được tài sản thông qua một giao dịch có đền bù với người chuyển giao tài sản.
- Người thứ ba có thiệt hại khi chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản, điều này có nghĩa rằng, người thứ ba phải chứng minh mình bị thiệt hại thì mới có thể yêu cầu bồi thường. Trong trường hợp không chứng minh được thiệt hại sẽ không có quyền yêu cầu người chuyển giao tài sản phải bồi thường; nhiều trường hợp người thứ ba đã đạt được những lợi ích từ việc khai thác công dụng của tài sản mà lợi ích này có thể lớn horn khoản tiền mà họ phải bỏ ra để có được tài sản;
Ngoài ra, người thứ ba được yêu cầu bồi thường ở đây phải là người chiếm hữu ngay tình. Bải vì, người chiếm hữu ngay tình là người không biết và không thể biết người chuyển giao tài sản cho mình là người không có quyền. Do đó, họ phải được bảo vệ quyền lợi từ hành vi của người chuyển giao tài sản. Tức là khi đó, giao dịch giữa người thứ ba và người chuyển giao tài sản là giao dịch dân sự vô hiệu, và người có lỗi chính là người chuyển giao tài sản, nên họ phải bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, nếu người thứ ba là người không ngay tình thì hoặc là họ sẽ không được bồi thường thiệt hại, hoặc là họ chỉ được bồi thường một phần thiệt hại tưorng ứng với mức độ lỗi của người chuyển giao tài sản.
Điều 582. Quyền yêu cầu người thứ ba hoàn trả
Trường hợp người chiếm hữu, người sử dụng tài sản mà không có căn cứ pháp luật đã giao tài sản cho người thứ ba thì khi bị chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản yêu cầu hoàn trả, người thứ ba có nghĩa vụ hoàn trả tài sản đó, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác; nếu tài sản đó đã được trả bằng tiền hoặc có đền bù thì người thứ ba có quyền yêu cầu người đã giao tài sản cho mình bồi thường thiệt hại.
Văn phòng Luật sư Nhân Chính
Liên hệ luật sư: 0936683699 - 0983951338