Language:

Nghị định 82/2020/NĐ-CP

Trách nhiệm pháp lý vụ chính quyền bút phê "chưa kết hôn" tại Hà Tĩnh
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính cho biết, đây là sự việc hi hữu hiếm gặp, là việc làm tắc trách của cán bộ tư pháp hộ tịch khi kiểm tra hồ sơ và trình lãnh đạo UBND xã ký, vị cán bộ công chức tư pháp hộ tịch đã không làm đúng trình tự và thủ tục nên dẫn tới hậu quả nghiêm trọng, đối với cơ quan họ đó là lỗi hành chính nhưng hậu quả đưa đến rất nặng nề đó là vô tình trường hợp kết hôn đúng pháp luật gia đình tan vỡ, con cái không còn chỗ nương tựa, xâm phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, ngoài ra nguyên nhân một phần còn do người vợ không chung thủy và biết mình chưa ly hôn nhưng có hành vi trái pháp luật.
Điều kiện để được mang thai hộ là gì?
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo quy định tạ khoản 22, 23 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, thì “mang thai hộ vì mục đích nhân đạo” là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con. Còn “mang thai hộ vì mục đích thương mại” là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác.
Nhận chuyển nhượng nhà đất vi bằng có làm Sổ đỏ được không?
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Vi bằng chỉ có giá trị là bằng chứng ghi nhận một sự kiện, một hoạt động xảy ra mà không ghi nhận tính hợp pháp cửa sự kiện, hoạt động đó nên không xác minh được giá trị pháp lý của các sự kiện, hoạt động. Thừa phát lại sẽ mô tả, ghi nhận lại hành vi, sự kiện, đích thân Thừa phát lại chứng kiến một cách trung thực, khách quan. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng. Vi bằng không thừa nhận, hay đánh giá tính hợp pháp của các hành vi, sự kiện, quan hệ xã hội mà chỉ ghi nhận những gì có thật đã xảy ra trên thực tế.
Nghị định 82/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị định 82/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực sau đây: Bổ trợ tư pháp, bao gồm: luật sư; tư vấn pháp luật; công chứng; giám định tư pháp; đấu giá tài sản; trọng tài thương mại; hòa giải thương mại; thừa phát lại; Hành chính tư pháp, bao gồm: hộ tịch; quốc tịch; chứng thực; lý lịch tư pháp; phổ biến, giáo dục pháp luật; hợp tác quốc tế về pháp luật; trợ giúp pháp lý; đăng ký biện pháp bảo đảm; trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; Hôn nhân và gia đình; Thi hành án dân sự; Phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.