Language:

đấu giá tài sản

Tài sản công được đem ra đấu giá khi nào? Quan điểm luật sư
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng cho biết, đấu giá tài sản công được thực hiện theo nguyên tắc và trình tự, thủ tục theo quy định của Luật Đấu giá tài sản năm 2016.
Tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản (Điều 218)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tội vi phạm quy định về hoạt động đấu giá tài sản xâm phạm các quy định của Nhà nước về quản lý hoạt động bán đấu giá tài sản. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành của Tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản quy định tại Điều 218 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Người phải thi hành án không đồng ý với kết quả bán đấu giá thì có quyền khởi kiện “tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản” không?
Vướng mắc: Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự bán đấu giá tài sản của người phải thi hành án để thi hành án, nếu người phải thi hành án không đồng ý với kết quả bán đấu giá thì có quyền khởi kiện “tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản” không? Công văn số 64/TANDTC-PC ngày 03/4/2019 của Toà án nhân dân tối cao về việc thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc về hình sự, dân sự và tố tụng hành chính
Bán đấu giá tài sản (Điều 451)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 451 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về bán đấu giá tài sản. Theo đó, tài sản có thể được đem bán đấu giá theo ý chí của chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật. Tài sản thuộc sở hữu chung đem bán đấu giá phải có sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu chung, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Việc bán đấu giá tài sản phải đảm bảo nguyên tắc khách quan, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia và được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
Luật Đấu giá tài sản năm 2016
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Luật Đấu giá tài sản năm 2016 được Quốc hội thông qua ngày 17/11/2016. Luật này quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục đấu giá tài sản; đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản; giá dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản; xử lý vi phạm, hủy kết quả đấu giá tài sản, bồi thường thiệt hại; quản lý nhà nước về đấu giá tài sản. 
Luật Đấu giá tài sản sửa đổi, bổ sung năm 2024
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Luật Đấu giá tài sản sửa đổi, bổ sung năm 2024. Việc đấu giá đối với chứng khoán được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán; việc đấu giá đối với tài sản công của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; việc đấu giá đối với biển số xe được thực hiện theo quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Bước giá là mức chênh lệch giữa lần trả giá đầu tiên so với giá khởi điểm hoặc giữa lần trả giá sau so với lần trả giá trước liền kề. Đấu giá tài sản là hình thức trả giá, chấp nhận giá có từ hai người trở lên tham gia theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục được quy định tại Luật này, trừ trường hợp quy định tại Điều 49 của Luật này.
Những điểm mới đáng chú ý của Luật Đấu giá tài sản sửa đổi năm 2024
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về những điểm mới đáng chú ý của Luật Đấu giá tài sản sửa đổi năm 2024. Luật Đấu giá tài sản sửa đổi, bổ sung, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong công tác quản lý, điều chỉnh hoạt động đấu giá tại Việt Nam. Luật Đấu giả tài sản sửa đổi năm 2024 được kỳ vọng sẽ giải quyết những vấn đề còn tồn đọng từ phiên bản trước, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý và công khai, minh bạch trong các cuộc đấu giá tài sản.