Language:

vũ khí

Công an TP.HCM phá đường dây mua bán vũ khí. Các đối tượng sẽ bị xử lý ra sao?
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên cho biết, đây là đường dây mua bán, tàng trữ, sử dụng vũ khí lớn nhất từ trước đến nay, nếu cơ quan chức năng không phát hiện và xử lý kịp thời, thì số lượng vũ khí này được lưu hành ngoài cộng đồng sẽ để lại hệ lụy, hiểm họa cực lớn, cực kỳ nguy hiểm, gây mất an ninh trật tự, làm phát sinh nhiều loại tội phạm khác.
Tội vi phạm quy định về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (Điều 307)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, khách thể của Tội vi phạm quy định về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ là trật tự quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của Nhà nước và trật tự, an toàn công cộng. Đối tượng tác động của tội phạm là vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành của Tội vi phạm quy định về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ quy định tại Điều 307 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo quy định tại Điều 601 Bộ luật Dân sự năm 2015, thì nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, sửa đổi năm 2019
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, sửa đổi năm 2019. Luật này quy định về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ; nguyên tắc, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ quyền con người, quyền công dân và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra (Điều 601)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 601 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Theo đó, nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi.
Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐTP hướng dẫn Điều 304, Điều 305, Điều 306, Điều 307, Điều 308 Bộ luật Hình sự
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐTP hướng dẫn Điều 304, Điều 305, Điều 306, Điều 307, Điều 308 Bộ luật Hình sự. Nghị quyết này hướng dẫn áp dụng các điều 304, 305, 306, 307 và 308 của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 (sau đây gọi là Bộ luật Hình sự) về các tội liên quan đến vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và phương tiện kỹ thuật. “Vũ khí” là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.