Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường phân tích, áp dụng pháp luật để giải quyết các vụ án hình sự là một hoạt động phức tạp trong việc thực hiện quyền tư pháp, bao gồm nhiều cơ quan tố tụng tham gia, trong đó tòa án là trung tâm và hoạt động xét xử là trọng tâm. Hoạt động tố tụng hình sự ở Việt Nam chia thành các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Trong đó, khi xét xử vụ án hình sự mà xác định bị cáo có tội thì tòa án sẽ áp dụng hình phạt phù hợp đối với hành vi phạm tội của bị cáo.
Trục xuất
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, trường hợp phạm nhiều tội được nêu tại điều luật là trường hợp người phạm tội có nhiều hành vi phạm tội hoặc chỉ có một hành vi phạm tội nhưng thoả mãn nhiều cấu thành tội phạm khác nhau và bị xét xử cùng một lần về nhiều tội phạm được các cấu thành tội phạm đó phản ánh.
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tTrục xuất là buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trục xuất được Tòa án áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích về hình phạt "Trục xuất" quy định tại Điều 37 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, hệ thống hình phạt là các hình phạt do Nhà nước Việt Nam quy định trong Bộ luật Hình sự, được sắp xếp theo một trật tự nhất định dựa trên cơ sở tính chất nghiêm khắc của mỗi loại hình phạt. Theo quy định tại Điều 32 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì hệ thống hình phạt trong Bộ luật Hình sự bao gồm các hình phạt chính và các hình phạt bổ sung. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích về hệ thống "Các hình phạt đối với người phạm tội" quy định tại Điều 32 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sủa đổi năm 2020. Luật này quy định về xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính. Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.