Luật sư Hà Thị Khuyên
Luật sư Nguyễn Văn Đồng
Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.
Định đoạt trên phương diện thực tế của tài sản, theo đó chủ thể tác động trực tiếp lên tài sản bằng cách tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản. Tiêu dùng là việc chủ thể đưa tài sản vào sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu trong cuộc sống. Tiêu hủy tài sản là việc chủ thể bằng một hành vi cụ thể làm cho tài sản không còn tồn tại nữa.
Định đoạt trên phương diện pháp lý của tài sản, định đoạt dưới góc độ pháp lý là việc chủ thể chuyển giao quyền sở hữu tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác, hoặc từ bỏ tài sản làm phát sinh chủ thể có quyền mới đối với tài sản đó. Định đoạt dưới góc độ pháp lý là căn cứ làm chấm dứt quyền sở hữu của chủ thể đối với tài sản. Chủ thể thực hiện quyền thông qua các giao dịch dân sự phù hợp như thừa kế, tặng cho, bán tài sản, từ bỏ quyền sở hữu tài sản, cho vay…
Dù là thực hiện quyền định đoạt nào thì cũng làm thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật liên quan đến tài sản đó trong một quãng thời gian nhất định hoặc mãi mãi. Nhưng nếu chủ thể cho người khác vay tài sản thì, chủ thể chỉ chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản trong một khoảng thời gian nhất định theo hợp đồng cho vay, hết thời gian đó quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đó được chuyển giao lại cho chủ sở hữu.
Tại Điều 194 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quyền định đoạt của chủ sở hữu. Cụ thể chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản.
Theo quy định tại Điều 194 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì những hành vi mà chủ thể hữu có thể thực hiện để định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình, các loại hành vi này có mục đích chuyển quyền sở hữu đổi với tài sản gồm:
Thứ nhất, chủ sở hữu xác hợp đồng như bán, trao đổi, tặng cho, cho vay.
Thứ hai, chủ sở hữu thực hiện hành vi pháp lý đơn phương định đoạt tài sản như để thừa kế thông qua lập di chúc; từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản.
Bên cạnh đó, chủ sở hữu còn có thể thực hiện các hành vi định đoạt bản thể vật chất của tài sản như tiêu dùng hay tiêu hủy tài sản.
Điều 194. Quyền định đoạt của chủ sở hữu
Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản.
Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338