Language:
Quyền sử dụng của chủ sở hữu (Điều 190)
01/05/2023
icon-zalo

Luật sư Hà Thị Khuyên

Luật sư Nguyễn Văn Đồng

 

Tại Điều 190 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quyền sử dụng của chủ sở hữu, chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

 

Quyền sử dụng được hiểu là quyền khai thác công dụng của tài sản và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Quyền sử dụng tài sản có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Quyền sử dụng tài sản của chủ sở hữu là việc sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia, dân tộc hay lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

 

Chủ sở hữu bình đẳng trong việc thực hiện quyền sử dụng tài sản, bằng ý chí của mình thông qua hành vi chủ sở hữu trực tiếp sử dụng tài sản trong phạm vi nhu cầu, đặc điểm của tài sản đó, mỗi tài sản có đặc tính riêng và cách sử dụng riêng, mỗi chủ thể có nhu cầu riêng vì vậy việc thực hiện quyền sở hữu là không giống nhau. Các chủ sở hữu phải đảm bảo việc thực hiện quyền không được vi phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích của người khác, thông thường các chủ sở hữu sẽ trực tiếp thực hiện quyền sử dụng của mình, song cũng có thể chuyển giao cho người khác, khi đó chủ thể có quyền sử dụng là chủ thể không phải chủ sở hữu tài sản.

 

Đối với người không phải là chủ sở hữu của tài sản thì được sử dụng tài sản theo thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật tại Điều 194 Bộ luật Dân sự năm 2015. Ngoài ra, trong một số trường hợp khác mà pháp luật quy định, cơ quan hoặc tổ chức cũng có quyền sử dụng tài sản của cá nhân trên cơ sở một văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Chẳng hạn như cơ quan, tổ chức sử dụng tài sản bị trưng dụng.

 

Đối với người không phải là chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật”. Do đó, đối với người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình cũng có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản theo quy định của pháp luật. Trong một số trường hợp khác mà pháp luật quy định, cơ quan hoặc tổ chức cũng có quyền sử dụng tài sản trên cơ sở một văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 

 

Tại Điều 189, Điều 190 và Điều 191 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền sử dụng tài sản rất cụ thể và chi tiết về các vấn đề phát sinh và sảy ra trong quá trình chủ sở hữu thực hiện sử dụng đối với tài sản của mình. Vì vậy, có thể khẳng định một điều rằng quy định của Điều luật tại Bộ luật này sẽ giải quyết được các vấn đề về quyền sử dụng và đảm bảo được tính khái quát rất cao bên cạnh đó các quy định này còn phần nào đó đáp ứng được yêu cầu phong phú của thực tiễn hiện nay.

 

Điều 190. Quyền sử dụng của chủ sở hữu

Chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

 

Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338