Language:
Rút khỏi hợp đồng hợp tác (Điều 510)
18/01/2024
icon-zalo

Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm. Hợp đồng hợp tác phải được lập thành văn bản. Hợp đồng hợp tác ra đời trên cơ sở thỏa thuận của các bên.

Bản chất của hợp đồng hợp tác là sự liên kết của các thành viên hợp tác cùng thực hiện một công việc. Để thực hiện công việc này, mỗi thành viên có thể thỏa thuận đóng góp một phần tài sản và cùng tạo lập khối tài sản chung theo phần của các thành viên. Tài sản đóng góp có thể là vật, tiền, giấy tờ có giá hoặc quyền tài sản; giống như các hợp đồng dân sự khác, hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận, thống nhất ý chí của các bên tham gia, các bên thỏa thuận nội dung cơ bản trong hợp đồng, quy định đối tượng, mục đích cũng như quyền và nghĩa vụ của chủ thể. Điểm đặc trưng trong hợp đồng hợp tác là quyền và nghĩa vụ của các bên không đối lập nhau. Các chủ thể tham gia hợp đồng hợp tác thường có quyền, nghĩa vụ như nhau.

Tại Điều 510 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định rút khỏi hợp đồng hợp tác. Theo đó, thành viên có quyền rút khỏi hợp đồng hợp tác trong trường hợp: Theo điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng hợp tác; có lý do chính đáng và được sự đồng ý của hơn một nửa tổng số thành viên hợp tác. Thành viên rút khỏi hợp đồng hợp tác có quyền yêu cầu nhận lại tài sản đã đóng góp, được chia phần tài sản trong khối tài sản chung và phải thanh toán các nghĩa vụ theo thỏa thuận. Trường hợp việc phân chia tài sản bằng hiện vật làm ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác thì tài sản được tính giá trị thành tiền để chia. Việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không làm chấm dứt quyền, nghĩa vụ của người này được xác lập, thực hiện trước thời điểm rút khỏi hợp đồng hợp tác. Việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không thuộc trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 510 thì thành viên rút khỏi hợp đồng được xác định là bên vi phạm hợp đồng và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác có liên quan. Từ quy định này có thể thấy chủ thể chỉ được rút khỏi hợp đồng hợp tác trong một các trường hợp:

- Theo điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng hợp tác, khi các bên có thể thỏa thuận về điều kiện dẫn đến việc rút khỏi hợp đồng. Thỏa thuận đó phải được ghi nhận trong hợp đồng bởi hợp đồng hợp tác bắt buộc phải lập thành văn bản. Đây là những điều kiện các bên đã dự liệu trước từ thời điểm đàm phán, giao kết hợp đồng, vậy nên, khi chủ thể gặp các điều kiện đó thì có quyền rút khỏi hợp đồng hợp tác.

- Khi có lý do chính đáng và được sự đồng ý của hơn một nửa số thành viên hợp tác đồng ý, một số lý do chính đáng có thể công nhận như vấn đề về sức khỏe, thay đổi nơi cư trú khiến cho việc hợp tác không thể tiếp tục thực hiện, hay lầm vào tình trạng phá sản… Có thể nhận thấy, lý do chính đáng là pháp luật quy định phải là lý do mà có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tham gia, thực hiện công việc hợp tác của chủ thể đó. Tuy nhiên, chỉ có lý do chính đáng thôi chưa đủ để thành viên đó được rút khỏi hợp đồng, mà còn cần có sự đồng ý của hơn một nửa số thành viên còn lại. Sự đồng ý của các thành viên được xem như là cơ sở xác nhận lý do mà thành viên muốn rút là hợp lý và có thật; chỉ cần hơn một nửa thành viên còn lại đồng ý thì yêu cầu rút khỏi hợp đồng sẽ có hiệu lực.

Chủ thể rút khỏi hợp đồng cũng chấm dứt tư cách thành viên của nhóm hợp tác, chấm dứt quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng; thành viên rút có quyền yêu cầu nhận lại tài sản góp ban đầu và quyền được yêu cầu phân chia tài sản trong khối tài sản chung. Tài sản góp của các thành viên được sử dụng vào mục đích thực hiện công việc hợp tác đem lại lợi ích chung, khi thành viên đã rút khỏi hợp đồng thì phần tài sản của họ trong khối tài sản chung phải được trả lại cho họ. Bởi họ không còn quyền và nghĩa vụ gì liên quan đến hợp đồng hợp tác nữa. Trường hợp tài sản phân chia là hiện vật mà việc phân chia sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác thì tài sản đó được định giá thành tiền để chia. Việc định giá tài sản phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên, và dựa trên giá thị trường của tài sản đó.

Nếu thành viên rút khỏi hợp đồng trong một trong hai trường hợp đó thì được xem là hợp pháp và không phải chịu trách nhiệm dân sự. Nhưng nếu thành viên nào trong nhóm hợp tác tự ý rút hợp đồng không thuộc một trong hai trường hợp trên thì bị xem là hành vi vi phạm. Theo nguyên tắc khi một chủ thể có hành vi vi phạm thì phải chịu trách nhiệm dân sự, thành viên vi phạm có thể phải tiếp tục thực hiện công việc hợp tác hoặc bồi thường thiệt hại nếu việc tự ý rút khỏi hợp đồng gây thiệt hại cho các thành viên còn lại. 

Điều 510. Rút khỏi hợp đồng hợp tác

1. Thành viên có quyền rút khỏi hợp đồng hợp tác trong trường hợp sau đây:

a) Theo điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng hợp tác;

b) Có lý do chính đáng và được sự đồng ý của hơn một nửa tổng số thành viên hợp tác.

2. Thành viên rút khỏi hợp đồng hợp tác có quyền yêu cầu nhận lại tài sản đã đóng góp, được chia phần tài sản trong khối tài sản chung và phải thanh toán các nghĩa vụ theo thỏa thuận. Trường hợp việc phân chia tài sản bằng hiện vật làm ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác thì tài sản được tính giá trị thành tiền để chia.

Việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không làm chấm dứt quyền, nghĩa vụ của người này được xác lập, thực hiện trước thời điểm rút khỏi hợp đồng hợp tác.

3. Việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không thuộc trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều này thì thành viên rút khỏi hợp đồng được xác định là bên vi phạm hợp đồng và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.

Văn phòng Luật sư Nhân Chính

Liên hệ luật sư: 0936683699 - 0983951338

Tags
Rút khỏi hợp đồng hợp tác Hợp đồng hợp tác hợp đồng Hợp tác Thành viên hợp tác Theo điều kiện đã thỏa thuận Có lý do chính đáng Được sự đồng ý của hơn một nửa thành viên Yêu cầu nhận lại tài sản đã đóng góp Được chia phần tài sản tài sản chung Thanh toán các nghĩa vụ Phân chia tài sản bằng hiện vật Ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác Tài sản được tính giá trị thành tiền Chia tài sản chung Không làm chấm dứt quyền nghĩa vụ Vi phạm hợp đồng hợp tác Tranh chấp hợp đồng hợp tác Điều 510 Bộ luật dân sự năm 2015 Dịch vụ luật sư Dịch vụ luật sư uy tín Dịch vụ pháp lý Danh sách luật sư Hà Nội Danh bạ luật sư Đoàn luật sư Hà Nội Liên đoàn luật sư Việt Nam luật sư Đồng luật sư nguyễn văn đồng luật sư khuyên luật sư hà thị khuyên Nhân chính Nhanchinh.vn Luật Nhân Chính Văn phòng Luật sư Nhân Chính Nhân Chính Law Firm Tư vấn luật Tư vấn pháp luật Tìm luật sư Tìm luật sư giỏi luật sư luật sư giỏi Luật sư tại Hà Nội Luật sư uy tín Luật sư Quận Thanh Xuân Luật sư Hà Nội luật sư việt nam luật sư tranh tụng Luật sư tố tụng Luật sư tư vấn Luật sư giải quyết tranh chấp luật sư bào chữa Luật sư hình sự Luật sư dân sự Luật sư giải quyết án hành chính Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp Luật sư hợp đồng Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng Luật sư đất đai Luật sư tư vấn đất đai Luật sư nhà đất Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai Luật sư thừa kế Luật sư giải quyết tranh chấp thừa kế Luật sư Ly hôn Luật sư hôn nhân và gia đình Luật sư thu hồi nợ Luật sư kinh doanh thương mại Luật sư doanh nghiệp Luật sư sở hữu trí tuệ luật sư lao động Luật sư nổi tiếng Luật sư hòa giải luật sư đối thoại Luật sư đàm phán Văn phòng luật Văn phòng luật sư Văn phòng luật sư uy tín Văn phòng luật sư gần nhất Văn phòng luật sư Hà Nội Văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội Công ty luật Tổ chức hành nghề luật sư 0983951338 0936683699