Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 504 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng hợp tác. Theo đó, hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm. Hợp đồng hợp tác phải được lập thành văn bản.
Tranh chấp hợp đồng hợp tác
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 505 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nội dung của hợp đồng hợp tác. Theo đó, hợp đồng hợp tác có nội dung chủ yếu như: Mục đích, thời hạn hợp tác; Họ, tên, nơi cư trú của cá nhân; tên, trụ sở của pháp nhân; Tài sản đóng góp (nếu có); Đóng góp bằng sức lao động (nếu có); Phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức; Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác; Quyền, nghĩa vụ của người đại diện (nếu có); Điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên (nếu có); Điều kiện chấm dứt hợp tác.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính tư vấn và soạn thảo hợp đồng hợp tác, giải quyết tranh chấp hợp đồng giữa các bên. Để tránh các rủi ro pháp lý khi hợp tác đầu tư kinh doanh, các bên cần tư vấn luật sư để thực hiện việc soạn thảo hợp đồng với các điều khoản chặt chẽ, đúng quy định pháp luật, hạn chế các tranh chấp về sau.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 506 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định tài sản chung của các thành viên hợp tác. Theo đó, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng tạo lập và tài sản khác theo quy định của pháp luật là tài sản chung theo phần của các thành viên hợp tác. Trường hợp có thỏa thuận về góp tiền mà thành viên hợp tác chậm thực hiện thì phải có trách nhiệm trả lãi đối với phần tiền chậm trả theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật này và phải bồi thường thiệt hại.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 507 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác. Theo đó quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp tác là được hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ hoạt động hợp tác; tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến thực hiện hợp đồng hợp tác, giám sát hoạt động hợp tác; bồi thường thiệt hại cho các thành viên hợp tác khác do lỗi của mình gây ra; thực hiện quyền, nghĩa vụ khác theo hợp đồng.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 508 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Theo đó, trường hợp các thành viên hợp tác cử người đại diện thì người này là người đại diện trong xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Trường hợp các thành viên hợp tác không cử ra người đại diện thì các thành viên hợp tác phải cùng tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 509 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định trách nhiệm dân sự của thành viên hợp tác. Theo đó, các thành viên hợp tác chịu trách nhiệm dân sự chung bằng tài sản chung; nếu tài sản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung thì thành viên hợp tác phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng theo phần tương ứng với phần đóng góp của mình, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác hoặc luật có quy định khác.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 510 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định rút khỏi hợp đồng hợp tác. Theo đó, thành viên có quyền rút khỏi hợp đồng hợp tác trong trường hợp: Theo điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng hợp tác; có lý do chính đáng và được sự đồng ý của hơn một nửa tổng số thành viên hợp tác.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 511 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định gia nhập hợp đồng hợp tác. Theo đó, trường hợp hợp đồng hợp tác không quy định khác thì một cá nhân, pháp nhân trở thành thành viên mới của hợp đồng nếu được sự đồng ý của hơn một nửa tổng số thành viên hợp tác.
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 512 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về chấm dứt hợp đồng hợp tác. Theo đó, hợp đồng hợp tác chấm dứt trong trường hợp: theo thỏa thuận của các thành viên hợp tác; hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác; mục đích hợp tác đã đạt được; theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trường hợp khác theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 516 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quyền của bên sử dụng dịch vụ. Theo đó, bên sử dụng dịch vụ có quyền yêu cầu bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc theo đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và thỏa thuận khác. Trường hợp bên cung ứng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên sử dụng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.