Language:
Sở hữu chung hợp nhất (Điều 210)
19/05/2023
icon-zalo

Luật sư Hà Thị Khuyên

Luật sư Nguyễn Văn Đồng

 

Sở hữu chung hợp nhất là hình thức sở hữu của hai hay nhiều chủ thể đối với một khối tài sản chung. Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia. Tính chất đặc thù của sở hữu chung hợp nhất được quy định tại Điều 210 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về sở hữu chung hợp nhất cụ thể như sau:

 

Thứ nhất, sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó, phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung; Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia.

 

Thứ hai, xác chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung.

 

Quyền sở hữu chung hợp nhất chỉ phát sinh trong quan hệ hôn nhân và gia đình. Điều 213 Bộ luật Dân sự năm 2015 xác định sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia. Đó là khối tài sản do vợ chồng làm ra trong thời kỳ hôn nhân bằng công sức của mỗi người hoặc do được tặng cho chung, thừa kế chung.

 

Tài sản chung của vợ chồng được dùng vào việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng hoặc sản xuất kinh doanh của cả gia đình. Vợ chồng đều có quyền ngang nhau đối với khối tài sản chung. Vợ chồng cùng bàn bạc, thoả thuận hoặc uỷ quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Khi một trong hai người thực hiện giao dịch mà tài sản có giá trị lớn phải được sự đồng ý của bên kia. Cụ thể: Khi bán nhà là tài sản chung hợp nhất của vợ, chồng phải được sự đồng ý bằng văn bản (uỷ quyền, hoặc thể hiện bằng chữ ký) của người kia.

 

Bộ luật Dân sự và Luật Hôn nhân và gia đình quy định như vậy nhằm bảo đảm cho vợ chồng được bình đẳng trong quan hệ gia đình, xoá bỏ chế độ gia trưởng trong gia đình. Cùng với việc quy định tài sản chung, Luật hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định về tài sản riêng của vợ và chồng. Đó là tài sản có trước thời kỳ hôn nhân hoặc được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân. Vợ, chồng có thể tự nguyện nhập khối tài sản riêng của mình vào khối tài sản chung của gia đình. Khi hôn nhân còn tồn tại, không thể xác định được phần tài sản cụ thể của vợ, chồng trong khối tài sản chung. Họ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất. Ngoài tài sản chung của vợ chồng, nếu gia đình đã có con trưởng thành, có thu nhập theo nghề nghiệp, được tặng cho hoặc được thừa kế và có đóng góp công sức, tiền vào việc duy trì, phát triển khối tài sản chung của gia đình, thì họ cũng có quyền sở hữu đối với khối tài sản chung của gia đình.

 

Phần tài sản cụ thể của mối người chỉ được xác định rõ ràng khi có một trong số họ chết mà những người thừa kế yêu cầu chia tài sàn của người chết, nếu tài sản này thuộc sở hữu chung của bố mẹ và các con; phần cụ thể của mỗi người còn được xác định nếu có lý do chính đáng và họ thoả thuận phân chia, hoặc tài sản được phân chia theo quyết định của Toà án khi ly hôn. Nếu vợ chồng ly hôn, về nguyên tắc tài sản sẽ được chia đôi, nhưng có xem xét đến công sức đóng góp vào việc duy trì và phát triển khối tài sản chung; có ưu tiên cho những người phải nuôi và chăm sóc con còn nhỏ. Như vậy, sở hữu chung hợp nhất các chủ sở hữu chung có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung ngang nhau, nếu không có thoả thuận khác. Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng được áp dụng theo chế độ tài sản này.

 

Điều 210. Sở hữu chung hợp nhất

1. Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó, phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung.

Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia.

2. Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung.

 

Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338