Theo quy định tại Điều 579 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 Bộ luật Dân sự. Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị thiệt hại thì phải hoàn trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật Dân sự.
Tại Điều 580 Bộ luật Dân sự quy định tài sản hoàn trả. Theo đó, bgười chiếm hữu, người sử dụng tài sản mà không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã thu được. Trường hợp tài sản hoàn trả là vật đặc định thì phải hoàn trả đúng vật đó; nếu vật đặc định đó bị mất hoặc hư hỏng thì phải đền bù bằng tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp tài sản hoàn trả là vật cùng loại, nhưng bị mất hoặc hư hỏng thì phải trả vật cùng loại hoặc đền bù bằng tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả khoản lợi về tài sản đó cho người bị thiệt hại bằng hiện vật hoặc bằng tiền.
Người sử dụng, chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật:
Để bảo vệ lợi ích của chủ sở hữu, chủ thể có quyền đối với tài sản đó thì tài sản hoàn trả phải đảm bảo các điều kiện theo luật định, đối tượng hoàn trả chính là tài sản mà chủ thể đã chiếm đoạt, sử dụng tài sản mà không hợp pháp. Đối với người chiếm hữu, sử dụng tài sản bất hợp pháp thì tài sản phải hoàn trả là toàn bộ tài sản đã chiếm đoạt, tùy vào từng trường hợp cụ thể, tài sản chiếm đoạt là gì thì khi hoàn trả phải là tài sản đó. Theo nguyên tắc chung, tài sản chiếm hữu có thể là vật cùng loại hoặc vật đặc đinh, khi hoàn trả tài sản là hai vật này thì phải thực hiện theo quy định riêng: Tài sản hoàn trả là vật đặc định; tài sản hoàn trả là vật cùng loại.
Chiếm hữu, sử dụng tài sản không ngay tình là việc chiếm đoạt tài sản của người khác một cách trái với các quy định của pháp luật, gây ra các hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Người có hành vi chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật này phải khắc phục hậu quả cho người chủ sở hữu tài sản. Ngoài việc trả lại tài sản nhưng trọng tình trạng mình chiếm hữu bất hợp pháp còn phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản đó trong suốt cả thời gian chiếm hữu và sử dụng. Nếu do việc chiếm hữu bất hợp pháp mà gây thiệt hại cho chủ sở hữu tài sản ( như thu nhập bị mất từ tài sản) thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Nếu trong trường hợp việc chiếm hữu tài sản mà không thuộc các trường hợp được quy định tại Điều 168 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì sẽ được coi là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật. Tuy nhiên trong thực tế diễn ra thì có những trường hợp việc chiếm hữu, sử dụng lại không dựa theo quy định về chiếm hữu tài sản có căn cứ theo quy định tại Điều 168 Bộ luật Dân sự năm 2015. Khi việc chiếm hữu phát sinh trong các trường hợp này hành vi chiếm hữu và sử dụng được coi là là hành vi bất hợp pháp (vi phạm các quy định của pháp luật). Người thực hiện việc chiếm hữu, sử dụng tài sản phải có nghĩa vụ trả lại tài sản đó cho chủ sở hữu của tài sản.
Các căn cứ để phát sinh nghĩa vụ hoàn trả tài sản do việc chiếm hữu, sử dụng tài sản có thể do các hành vi trái pháp luật chiếm đoạt tài sản của người khác hoặc việc chiếm hữu tài sản của một chủ thể ngay tình. Chủ thể không biết hoặc không thể biết việc chiếm hữu của mình là không có căn cứ pháp luật. Khi một chủ thể chiếm hữu, sử dụng tài sản của người khác ngay tình hoặc không ngay tình đều phải trả lại tài sản đó cho chủ sở hữu của nó. Ngoài ra nếu việc chiếm hữu và sử dụng tài sản không ngay tình mà thu được những lợi ích nhất định thì phải hoàn trả lại những lợi ích đó cho chủ sở hữu.
Người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật:
Người được lợi từ tài sản không có căn cứ pháp luật có nghĩa vụ hoàn trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại, đối tượng hoàn trả có thể là vật hoặc tiền; tùy vào tài sản mà chủ thể được lợi là gì mà khi hoàn trả lại có thể hoàn trả đúng tài sản đó hoặc được tính thành tiền để thực hiện nghĩa vụ.
Điều 580. Tài sản hoàn trả
1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản mà không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã thu được.
2. Trường hợp tài sản hoàn trả là vật đặc định thì phải hoàn trả đúng vật đó; nếu vật đặc định đó bị mất hoặc hư hỏng thì phải đền bù bằng tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Trường hợp tài sản hoàn trả là vật cùng loại, nhưng bị mất hoặc hư hỏng thì phải trả vật cùng loại hoặc đền bù bằng tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả khoản lợi về tài sản đó cho người bị thiệt hại bằng hiện vật hoặc bằng tiền.
Văn phòng Luật sư Nhân Chính
Liên hệ luật sư: 0936683699 - 0983951338