Language:

Luật thi hành án dân sự

Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm (Điều 299)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 299 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm. Theo đó, đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ; bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
Thế nào là sự kiện bất khả kháng và trở ngại khách quan?
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Còn trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình.
Yêu cầu Tòa án xác định phần quyền sở hữu tài sản trong khối tài sản chung, Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án với lý do đương sự chưa đủ kiều kiện khởi kiện có đúng không?
Vướng mắc: Ông A phải thi hành án trả cho ông C số tiền là 500 triệu đồng, ông A không tự nguyện thi hành án. Cơ quan thi hành án xác định vợ chồng ông A có tài sản là quyền sử dụng 156m2 đất cùng tài sản gắn liền trên đất, nhưng chưa làm các thủ tục thông báo theo quy định tại khoản 1 Điều 74 của Luật Thi hành án dân sự, chưa cưỡng chế thi hành án đối với ông A. Ông C khởi kiện yêu cầu Tòa án xác định phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của ông A trong khối tài sản chung. Sau khi thụ lý vụ án, Tòa án nhân dân huyện H ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án với lý do ông C chưa đủ kiều kiện khởi kiện. Vậy, quyết định đình chỉ này của Tòa án nhân dân huyện H có đúng không?
Quy định về kê biên tài sản để thi hành án
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo quy định trong tố tụng dân sự, kê biên tài sản là biện pháp cưỡng chế thi hành án được quy định tại Điều 71 Luật Thi hành án dân sự, mà Tòa án thực hiện để ngăn cản những hành vi trái pháp luật đối với tài sản trong quá trình giải quyết tranh chấp dân sự. Còn trong tố tụng hình sự, kê biên là biện pháp cưỡng chế được áp dụng đối với bị can, bị cáo mà theo quy định của Bộ luật hình sự có thể bị phạt tiền cũng như đối với người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Luật Thi hành án Dân sự năm 2008, sửa đổi năm 2014
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính cho biết, Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2009, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 64/2014/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015.
Đơn yêu cầu thi hành án dân sự
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính cho biết, mẫu đơn yêu cầu thi hành án dân sự theo Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 01/2016/TT-BTP. Việc tiếp nhận, từ chối yêu cầu thi hành án dân sự theo Điều 31 Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014.
Thủ tục yêu cầu thi hành án dân sự được thực hiện ra sao?
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo quy định pháp luật, thủ tục yêu cầu thi hành án dân sự là thủ tục được dùng để buộc đương sự chấp hành theo quyết định hoặc bản án dân sự. Trình tự thủ tục thi hành án dân sự được Luật thi hành án Dân sự và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan điều chỉnh.
Những quy định chung về thi hành án dân sự
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Luật Thi hành án dân sự quy định nguyên tắc, trình tự, thủ tục thi hành bản án, quyết định dân sự, hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự, phần tài sản trong bản án, quyết định hành chính của Tòa án, quyết định của Tòa án giải quyết phá sản, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản của bên phải thi hành và phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại (sau đây gọi chung là bản án, quyết định); hệ thống tổ chức thi hành án dân sự và Chấp hành viên; quyền, nghĩa vụ của người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thi hành án dân sự.
Đơn yêu cầu hoãn thi hành án dân sự
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính là chuyên gia tư vấn pháp luật và tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, hành chính, dân sự, đất đai và nhà ở, thừa kế, ly hôn, lao động, kinh doanh thương mại, sở hữu trí tuệ; tố tụng trọng tài thương mại; tham gia đàm phán, hòa giải. Luật sư chúng tôi tư vấn và hướng dẫn cách soạn thảo đơn yêu cầu hoãn thi hành án dân sự theo Luật Thi hành án dân sự.