Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận ISO
Luật sư Nguyễn Văn Đồng
Luật sư Hà Thị Khuyên
1. Chứng nhận ISO là gì?
ISO là tên viết tắt của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế – International Organization for Standardization, thành lập vào năm 1946 nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển thương mại, sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp trên phạm vi toàn thế giới thông qua việc xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn chung.
Giấy chứng nhận ISO hay còn gọi là chứng chỉ ISO thể hiện sự cam kết của một tổ chức hoặc doanh nghiệp đối với việc cải thiện chất lượng, hiệu suất và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế. Mục đích để tạo niềm tin cho khách hàng, đối tác và người tiêu dùng về tính chất và độ tin cậy của sản phẩm, dịch vụ hoặc quy trình được chứng nhận theo các tiêu chuẩn chuẩn quốc tế.
Tiêu chuẩn ISO là công cụ để tạo thuận lợi và giá trị gia tăng cho thương mại Quốc tế và giúp cho các tổ chức áp dụng đạt được niềm tin từ đối tác và người tiêu dùng hoặc điều kiện để gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu.
Quy trình ISO được định nghĩa là nhằm xác định và đưa ra trình tự các bước để hướng dẫn việc thực hiện một hoạt động hay một quá trình trong hệ thống quản lý của tổ chức. Quy trình có thể thiết lập dưới dạng văn bản để hướng dẫn việc thực hiện tại chỗ.
2. Các loại ISO:
- ISO 9001: 2015 - Hệ thống quản lý chất lượng;
- ISO 14001: 2015 - Hệ thống quản lý môi trường;
- ISO 45001: 2018 - Hệ thống quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp;
- ISO 22000: 2018 - Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm;
- ISO 13485: 2016 - Hệ thống quản lý chất lượng trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp dụng cụ Y tế;
- ISO/ IEC 17025: 2017 - Yêu cầu chung năng lực phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn;
- ISO 27001: 2013- Hệ thống quản lý An ninh thông tin;
- ISO 31000: 2018 - Tiêu chuẩn quản lý rủi ro các quá trình hoạt động của tổ chức;
- ISO 50001: 2018 - Hệ thống quản lý năng lượng.
Lưu ý: Hiệu lực của giấy chứng nhận ISO - Giấy chứng nhận ISO có hiệu lực trong vòng 03 năm, hết 03 năm có thể làm hồ sơ chứng nhận lại.
3. Lợi ích của việc xin cấp giấy chứng nhận ISO:
Đối với Doanh nghiệp:
- Cải thiện và nâng cao mức độ tin cậy và hình ảnh cho sản phẩm của doanh nghiệp;
- Cải tiến quy trình, dây chuyền sản xuất;
- Nâng cao khả năng quyết định dựa trên dữ liệu;
- Tạo ra văn hóa cải tiến cho tổ chức;
Đối với khách hàng và người tiêu dùng:
- Nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng;
- Tạo sự yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Doanh nghiệp đã được chứng nhận ISO;
- Đối với cơ quan Nhà nước;
- Dễ quản lý chất lượng và tiêu chuẩn đối với các sản phẩm.
4. Điều kiện để đạt ISO và các bước để được cấp ISO
Điều kiện để đạt ISO:
- Tổ chức, Doanh nghiệp xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO;
- Thực hiện đánh giá chứng nhận bởi tổ chức chứng nhận;
- Duy trì vận hành hệ thống và hiệu lực của giấy chứng nhận ISO.
Các bước để được cấp ISO:
- Bước 1: Đăng ký chứng nhận;
- Bước 2: Xem xét và lập kế hoặc đánh giá;
- Bước 3: Đánh giá tài liệu;
- Bước 4: Đánh giá hiện trường;
- Bước 5: Thẩm xét hồ sơ;
- Bước 6: Cấp giấy chứng nhận;
- Bước 7: Đánh giá giám sát định kỳ;
- Bước 8: Đánh giá chứng nhận lại.
Thời gian cấp ISO: Trong khoảng thời gian 05 - 07 ngày, Tổ chức chứng nhận ISO cấp giấy chứng nhận ISO cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện về ISO.
Tài liệu cần cung cấp:
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập của tổ chức;
- Bản xây dựng hệ thống và áp dụng ISO của Tổ chức, Doanh nghiệp;
- Thông tin cần cung cấp gồm thông tin về sản phẩm, hàng hóa muốn xin cấp chứng nhận ISO.
Liên hệ tư vấn luật sư: 0983951338 - 0936683699