Đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu
Luật sư Hà Thị Khuyên
Luật sư Nguyễn Văn Đồng
Theo quy định pháp luật, “nhãn hiệu” là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Như vậy, bất kỳ dấu hiệu nào, trừ những dấu hiệu vi phạm điều cấm của pháp luật, thì cũng đều có thể trở thành nhãn hiệu, nếu đáp ứng các điều kiện về đăng ký sẽ được cấp văn bằng bảo hộ.
Hiện nay, thực tế đang tồn tại các thuật ngữ như: thương hiệu, logo, hình ảnh thương hiệu, slogan là những tên gọi khác của thuật ngữ “nhãn hiệu”. Các thuật ngữ như: đăng ký thương hiệu, đăng ký logo, đăng ký tên, đăng ký hình ảnh được dùng chung cho thuật ngữ “đăng ký nhãn hiệu”. Các thuật ngữ như: đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu, đăng ký bảo hộ độc quyền logo, đăng ký bảo hộ độc quyền tên, đăng ký bảo hộ độc quyền hình ảnh được dùng chung cho thuật ngữ “đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu”.
1. Điều kiện đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu
Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý, đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý, đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với điều kiện (1) việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh; (2) việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.
Người có quyền đăng ký, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.
Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của Điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
2. Chuẩn bị hồ sơ
- Khách hàng cung cấp mẫu nhãn hiệu đã được thiết kế hoặc đã được sử dụng trong thực tế gửi mẫu nhãn hiệu bằng flie cho chúng tôi tự in và nộp cho cơ quan Cục Sở hữu trí tuệ.
- Chủ đơn ghi tên cá nhân hoặc tên tổ chức, doanh nghiệp.
- Văn bản ủy quyền cho chúng tôi thay mặt khách hàng thực hiện mọi thủ tục đăng ký.
- Lĩnh vực bảo hộ là sản phẩm, dịch vụ nào? Nhãn hiệu muốn được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ nào cần được liệt kê cụ thể. Lưu ý: Một nhãn hiệu có thể đăng ký cho nhiều hàng hoá, dịch vụ khác nhau, phạm vi đăng ký càng rộng thì chi phí phải trả càng nhiều hơn.
- Mô tả nhãn hiệu: Nếu nhãn hiệu là hình ảnh thì cho biết ý tưởng về nhãn hiệu; nếu nhãn hiệu là chữ mà có nghĩa thì cho biết ý nghĩa của từ; nếu là tiếng nước ngoài thì cho biết ý nghĩa của tiếng Việt tương ứng.
3. Trình tự thực hiện
Bước 1: Nộp đơn, đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại TP. Hà Nội hoặc tới Văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại TP. Hồ Chí Minh và TP. Đà Nẵng.
Bước 2: Thẩm định hình thức đơn.
Bước 3: Công bố đơn.
Bước 4: Thẩm định nội dung đơn.
Bước 5: Ra quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Lợi ích khi mời luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục:
Đội ngũ luật sư của chúng tôi có nhiều năm kinh nghiệm trong việc đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu. Khi mời luật sư của chúng tôi tư vấn và thực hiện thủ tục quý khách sẽ tiết kiệm được thời gian, nắm bắt được đầy đủ trình tự - thủ tục đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu; tiếp cận đầy đủ các quy định pháp luật về đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu, từ đó tránh nguy cơ bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, thương hiệu đang sử dụng. Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi quý khách hàng sẽ được tư vấn pháp luật thường xuyên trong suốt quá trình hoạt động.
Liên hệ tư vấn luật sư: 0983951338 - 0936683699