Luật sư Hà Thị Khuyên
Luật sư Nguyễn Văn Đồng
Theo quy định tại Điều 335 Bộ luật Dân sự năm 2015 về giao dịch Bảo lãnh. Theo đó, Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh. Ngoài ra, các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tài. Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm: tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Tại Điều 342 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định trách nhiệm dân sự của bên bảo lãnh. Theo đó, trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đó. Trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại.
Trường hợp thỏa thuận xác lập biện pháp bảo lãnh, bên bảo lãnh phải cam kết với bên có quyền về việc phải thực hiện nghĩa vụ thay thế cho bên có nghĩa vụ, khi bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ với bên có quyền. Vì vậy, nghĩa vụ chính được chuyển sang cho bên bảo lãnh, buộc bên bảo lãnh phải thực hiện đúng nghĩa vụ. Nghĩa vụ đó có thể là nghĩa vụ trả tiền, trả tài sản, thực hiện công việc. Khi bên được bảo lãnh không thực hiện, thì bên bảo lãnh phải thực hiện thay. Bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi nghĩa vụ được bảo lãnh bị vi phạm theo một trong các căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 44 Nghị định 21/2021/NĐ-CP, bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi nghĩa vụ được bảo lãnh bị vi phạm theo một trong các căn cứ do bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn; do bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn theo thỏa thuận; do bên được bảo lãnh thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ; do bên được bảo lãnh thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ; do bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 335 và khoản 1 Điều 339 Bộ luật Dân sự năm 2015, căn cứ khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan.
Bên nhận bảo lãnh thông báo cho bên bảo lãnh biết để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Tuy nhiên, khi xác lập biện pháp bảo lãnh, các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ bảo lãnh trong phạm vi nhất định. Bên bảo lãnh có quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp căn cứ được bên nhận bảo lãnh thông báo không thuộc phạm vi cam kết bảo lãnh. Không phải lúc nào bên bảo lãnh cũng thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh. Trong trường hợp đó sẽ làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của bên nhận bảo lãnh. Do đó nếu bên bảo lãnh không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán thêm phần giá trị vi phạm nghĩa vụ, và bồi thường thiệt hại. Pháp luật quy định bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh có thể thỏa thuận áp dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Theo quy định tại khoản 2 Điều này thì bên nhận bảo lãnh không có quyền xử lý tài sản bảo đảm của bên bảo lãnh. Nghĩa vụ này thực chất không phải nghĩa vụ chính của bên bảo lãnh, bên bảo lãnh thậm chí không được hưởng lợi ích gì từ giao tại Điều 335 Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó bảo lãnh chỉ là cam kết của bên bảo lãnh với bên có quyền về việc bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vu. Bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong thời hạn thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận thì bên bảo lãnh phải thực hiện trong thời hạn hợp lý kể từ thời điểm nhận được thông báo của bên nhận bảo lãnh. (Nguyễn Văn Cừ - Trần Thị Huệ, 2017, Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Công an nhân dân).
Điều 342. Trách nhiệm dân sự của bên bảo lãnh
1. Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đó.
2. Trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại.
Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338