Vì sao nên mời luật sư tham gia giải quyết tranh chấp lao động?
Luật sư Nguyễn Văn Đồng
Luật sư Hà Thị Khuyên
Theo quy định tại khoản 1, Điều 179, Bộ luật Lao động năm 2019 quy định tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. Các tranh chấp này khá phức tạp, nên việc mời luật sư tham gia giải quyêt tranh chấp sẽ giúp quý khách tiết kiệm được thời gian, các quyền lợi của bản thân sẽ được bảo vệ một cách tốt nhất.
Những tranh chấp lao động thuộc thẩm quyền của tòa án:
- Điều 32, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định các tranh chấp lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động mà hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc không hòa giải trong thời hạn do pháp luật quy định.
- Các tranh chấp lao động không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải gồm: Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; Tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động; giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động; Tranh chấp về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.; Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết mà tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định đó hoặc quá thời hạn mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không giải quyết.
- Tranh chấp liên quan đến lao động bao gồm: tranh chấp về học nghề, tập nghề, tranh chấp về cho thuê lại lao động, tranh chấp về quyền công đoàn, kinh phí công đoàn, tranh chấp về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do đình công bất hợp pháp.
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân:
Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm. Lưu ý, trường hợp người yêu cầu chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do khác theo quy định của pháp luật mà không thể yêu cầu đúng thời hạn quy định tại Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do đó không tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.
Công việc luật sư của chúng tôi sẽ thực hiện giúp quý khách trong giải quyết tranh chấp lao động:
- Trao đổi để nắm bắt thông tin vụ việc và mong muốn của khách hàng là gì.
- Yêu cầu quý khách xuất trình những tài liệu, chứng cứ liên quan đến tranh chấp lao động mà khách hàng đang có.
- Xác định căn cứ giải quyết tranh chấp.
- Tư vấn quyền của các bên tranh chấp, có quyền trực tiếp hoặc thông qua người đại diện của mình tham gia quá trình giải quyết tranh chấp; rút đơn hoặc thay đổi nội dung tranh chấp; yêu cầu thay người trực tiếp tiến hành giải quyết tranh chấp, nếu có lý do chính đáng cho rằng người đó không thể bảo đảm tính khách quan, công bằng trong việc giải quyết tranh chấp.- Tư vấn về nghĩa vụ của các bên tranh chấp, có nghĩa vụ nghiêm chỉnh chấp hành các thoả thuận đã đạt được, biên bản hoà giải thành, quyết định đã có hiệu lực của cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động, bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực của toà án.
- Tư vấn về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động.
- Tư vấn về thủ tục hòa giải tranh chấp lao động mà khách hàng sẽ trải qua.
- Xem xét thời hiệu khởi kiện vụ án lao động của khách hàng.
- Hướng dẫn khách hàng thu thập chứng cứ.
- Tham gia đàm phán, hòa giải trong vụ án lao động.
- Tư vấn trình tự, thủ tục khởi kiện vụ án lao động mà khách hàng sẽ trải qua.
- Soạn đơn khởi kiện.
- Sắp xếp các tài liệu chứng minh sự kiện tranh chấp giữa các bên (Quyết định kỷ luật sa thải, (đối với các tranh chấp về kỷ luật lao động theo hình thức sa thải); Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động (đối với tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động); Biên bản hòa giải không thành (đối với tranh chấp lao động cá nhân bắt buộc phải qua hòa giải tại cơ sở); Quyết định giải quyết của Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh (đối với tranh chấp lao động tập thể).
- Tham gia xét hỏi và tranh luận đối đáp tại phiên tòa.
- Soạn thảo đơn kháng cáo.
Như vậy, có thể thấy được trong một vụ án giải quyết tranh chấp lao động, luật sư có quyền tham gia giải quyết vụ án từ rất sớm, vai trò của luật sư hiện hữu trong tất cả các quá trình giải quyết vụ án của tòa án, luật sư là người am hiểu quy định pháp luật và trình tự - thủ tục tố tụng nên sẽ bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của quý khách.
Liên hệ tư vấn và mời luật sư: 0936683699 - 0983951338