Language:

Bình luận Luật Dân sự

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ (Điều 360)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 360 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ. Theo đó, trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Trách nhiệm do chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ (Điều 359)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 359 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định trách nhiệm do chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ. Theo đó, bên có quyền chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ làm phát sinh thiệt hại cho bên có nghĩa vụ thì phải bồi thường thiệt hại cho bên đó và phải chịu mọi rủi ro, chi phí phát sinh kể từ thời điểm chậm tiếp nhận, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Trách nhiệm do không thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc (Điều 358)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 358 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định trách nhiệm do không thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc. Theo đó, trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện một công việc mà mình phải thực hiện thì bên có quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hoặc tự mình thực hiện hoặc giao người khác thực hiện công việc đó và yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán chi phí hợp lý, bồi thường thiệt hại. Khi bên có nghĩa vụ không được thực hiện một công việc mà lại thực hiện công việc đó thì bên có quyền được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải chấm dứt việc thực hiện, khôi phục tình trạng ban đầu và bồi thường thiệt hại.

Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền (Điều 357)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 357 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Theo đó, trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này.

Trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ giao vật (Điều 356)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tại Điều 356 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ giao vật, cụ thể: trường hợp nghĩa vụ giao vật đặc định không được thực hiện thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm phải giao đúng vật đó; nếu vật không còn hoặc bị hư hỏng thì phải thanh toán giá trị của vật; trường hợp nghĩa vụ giao vật cùng loại không được thực hiện thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm phải giao vật cùng loại khác; nếu không có vật cùng loại khác thay thế thì phải thanh toán giá trị của vật.

Chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ (Điều 355)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, trên thực tế không phải lúc nào bên có quyền cũng tiếp nhận thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ đã hoàn thành nghĩa vụ đúng thời hạn, mà vì một lý do nào đó bên có quyền không tiếp nhận thì đây được coi là chậm tiếp nhận thực hiện nghĩa vụ. Tại Điều 355 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ.

Hoãn thực hiện nghĩa vụ (Điều 354)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 354 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc hoãn thực hiện nghĩa vụ. Theo đó, khi không thể thực hiện được nghĩa vụ đúng thời hạn thì bên có nghĩa vụ phải thông báo ngay cho bên có quyền biết và đề nghị được hoãn việc thực hiện nghĩa vụ. Trường hợp không thông báo cho bên có quyền thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại phát sinh, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc do nguyên nhân khách quan không thể thông báo. Bên có nghĩa vụ được hoãn việc thực hiện nghĩa vụ, nếu được bên có quyền đồng ý. Việc thực hiện nghĩa vụ khi được hoãn vẫn được coi là thực hiện đúng thời hạn.

Chậm thực hiện nghĩa vụ (Điều 353)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 353 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc chậm thực hiện nghĩa vụ. Theo đó, chậm thực hiện nghĩa vụ là nghĩa vụ vẫn chưa được thực hiện hoặc chỉ được thực hiện một phần khi thời hạn thực hiện nghĩa vụ đã hết. Bên chậm thực hiện nghĩa vụ phải thông báo ngay cho bên có quyền về việc không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn.