Luật sư Hà Thị Khuyên
Luật sư Nguyễn Văn Đồng
Theo quy định pháp luật, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được hiểu là trách nhiệm dân sự, trong đó người vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc người có hành vi xâm phạm tính mạng, uy tín, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể khác thì phải bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra.
Tại Điều 360 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ. Theo đó, trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Trường hợp để xác định nghĩa vụ bồi thường của một bên vi phạm trong quan hệ, trước tiên phải xác minh được có thiệt hại xảy ra. Thiệt hại là nguyên nhân dẫn đến bồi thường thiệt hại, do đó, khi một bên vi phạm nghĩa vụ bên còn lại phải chứng minh thiệt hại xảy ra. Việc chứng minh thiệt hại không chỉ quyết định việc một bên có phải bồi thường thiệt hại hay không, mà nó còn xác định được mức bồi thường mà bên vi phạm phải chịu.
Bắt buộc phải có quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi vi phạm. Tức thiệt hại xảy ra phải do hành vi của bên vi phạm trực tiếp tác động nên. Khoản 3 Điều 351 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền. Theo đó, nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của bên có quyền thì bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về hành vi đó. Theo nguyên tắc, không ai phải chịu trách nhiệm về lỗi của người khác gây ra, đồng thời chủ thể tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Thì khi có thiệt hại, nếu không muốn bồi thường thiệt hại thì bên có nghĩa vụ phải chứng minh được thiệt hại đó không phải do lỗi của mình gây ra mà là do lỗi của bên có quyền. Bên cạnh đó khoản 2 Điều 351 Bộ luật Dân sự cũng quy định, bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng.
Theo quy định pháp luật, bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm pháp lý được áp dụng chủ yếu trong dân sự vì trong lĩnh vực dân sự, quan hệ tài sản là quan hệ phổ biến và trách nhiệm về tài sản cũng là trách nhiệm chủ yếu. Khi lợi ích vật chất của một bên bị vi phạm, thì việc khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại là biện pháp tốt nhất nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của các bên. Căn cứ vào quy định trên, trách nhiệm bồi thường bao gồm toàn bộ thiệt hại, bao gồm cả thiệt hại trong và ngoài hợp đồng. Theo nguyên tắc chung, thiệt hại bao nhiêu thì bồi thường bấy nhiêu.
Quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhằm bảo vệ lợi ích của bên có quyền, do đó, bên có quyền có thể đồng ý hay không việc bồi thường đó. Pháp luật tôn trong tự do ý chí thỏa thuận của các bên, mà mọi giao dịch đều hình thành dựa trên thỏa thuận của các bên. Vì vậy, các bên có thể thỏa thuận bồi thường thấp hơn, hoặc cao hơn toàn bộ thiệt hại xảy ra và được pháp luật bảo vệ.
Điều 360. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ
Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338