Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm dân sự, theo đó người vi phạm nghĩa vụ pháp lý gây tổn hại cho người khác phải bồi thường những tổn thất do mình gây ra mà giữa người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại và người bị thiệt hại không giao kết hợp đồng hoặc có hợp đồng nhưng hành vi gây thiệt hại không thuộc hành vi thực hiện hợp đồng. Vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định tại Chương XX của Bộ luật Dân sự năm 2015 từ Điều 584 đến Điều 608. Hành vi gây thiệt hại có thể được thực hiện bởi bất kỳ chủ thể nào trong xã hội nhưng không phải chủ thể nào cũng có khả năng thực hiện việc bồi thường, việc thực hiện nghĩa vụ bồi thường còn phụ thuộc vào năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của từng chủ thể.
Tại Điều 600 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra. Theo đó, cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.
Người làm công là người được thuê mướn theo hợp đồng hoặc theo thông lệ để làm các công việc thường có tính ổn định không cao, thường không có các đòi hỏi nhiều về tay nghề ở các cơ sở kinh doanh sản xuất ở quy mô nhỏ hoặc chỉ đơn giản là làm việc theo thời vụ. Người này vẫn chịu sự điều động và quản lý của chủ cơ sở hoặc người thuê mướn nhưng mức độ ràng buộc là lỏng lẻo hơn so với pháp nhân.
Người học nghề là người tham gia các chương trình đào tạo nghề nghiệp tại các cơ sở có chức năng dạy nghề hoặc chỉ đơn giản học nghề thông qua việc làm công hằng ngày. Trong quá trình học nghề người này phải chịu sự quản lý và điều động công việc có liên quan đến việc hình thành các kỹ năng nghề nghiệp
Người sử dụng người làm công không phải là chủ thể có tư cách pháp nhân, trong trường hợp ngược lại thì áp dụng Điều 597 Bộ luật Dân sự năm 2015. Đối với tổ chức dạy nghề có tư cách pháp nhân thì không áp dụng Điều Bộ luật Dân sự năm Bộ luật Dân sự năm 2015.
Về mặt điều kiện: Có thiệt hại xảy ra trên thực tế: tài sản, tính mạng, sức khoẻ; Có hành vi trái pháp luật: là hành vi xảy ra khi đang thực hiện công việc được người sử dụng người làm công giao cho hoặc được người dạy nghề yêu cầu thực hiện trong quá trình đào tạo nghề; Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với thiệt hại xảy ra; Yếu tố lỗi, là lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý.
Về nội dung bồi thường, chủ làm công hoặc chủ dạy nghề phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.
Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định pháp luật. Từ quy định này có thể thấy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra có đặc điểm sau:
Quan hệ giữa người làm công, người học nghề với cá nhân, tổ chức sử dụng người làm công, người học nghề đó, cá nhân, pháp nhân chỉ chịu trách nhiệm bồi thường với những thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra khi giữa họ tồn tại mối quan hệ người thuê và người làm công hoặc người dạy nghề và người học nghề. Thiệt hại mà người gây thiệt hại gây ra phải xuất phát từ việc thực hiện công việc làm công hoặc công việc học nghề được giao; nguyên nhân dẫn đến thiệt hại phát sinh từ hành vi thực hiện những công việc liên quan trực tiếp đến việc làm công, học nghề mà các bên đã thỏa thuận; nếu không nguyên nhân là do người gây thiệt hại thực hiện các hành vi bên ngoài, không liên quan đến công việc thì không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của cá nhân, pháp nhân là chủ thể hoặc ngươi dạy nghề, mà chính chủ thể gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Người làm công, người học nghề mà có lỗi trong việc gây nên thiệt hại thì phải bồi thường cho cá nhân, pháp nhân đã chịu trách nhiệm bồi thường một khoản tiền theo quy định pháp luật; lỗi gây nên thiệt hại là của người làm công, người học nghề, vì vậy, họ có nghĩa vụ phải hoàn trả số tiền mà cá nhân, pháp nhân đã bồi thường cho người bị thiệt hại, số tiền hoàn trả không phải là toàn bộ mức bồi thường mà được xác định theo một khoản phù hợp, việc xem xét số tiền phải hoàn trả phụ thuộc vào mức độ lỗi của người làm công, người học nghề và thỏa thuận giữ họ với chủ thê, người dạy nghề.
Quan hệ giữa cá nhân, pháp nhân sử dụng người làm công, người học nghề với người bị thiệt hại, khi người làm công, người học nghề gây thiệt hại cho chủ thể khác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao thì cá nhân, pháp nhân đó có nghĩa vụ bồi thường cho người bị thiệt hại, đây là quy định nhằm ràng buộc trách nhiệm của cá nhân, pháp nhân sử dụng người làm công, người làm nghề trong việc quản lý, theo dõi quá trình thực hiện công việc của người làm công, người làm nghề, đồng thời đảm bảo tính kịp thời theo nguyên tắc bồi thường thiệt hại; không cần quan tâm người làm công, người học nghề có lỗi hay không trong việc gây thiệt hại, cá nhân, pháp nhân sử dụng người làm công, người học nghề vẫn phải bồi thường thiệt hại cho người bị hại.
Thực tế người làm công, người học nghề mới là chủ thể có lỗi trong việc gây thiệt hại cho người khác, nhưng nếu buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường thì sẽ không đảm bảo tính kịp thời, bởi khả năng kinh tế của họ so với chủ thê, người dạy nghề có thể kém hơn. Thiệt hại xảy ra có nguyên nhân xuất phát từ việc họ đang thực hiện công việc theo yêu cầu, sự chỉ đạo của cá nhân, pháp nhân và công việc đó phần nào đem lại lợi ích cho cá nhân, pháp nhân sử dụng người làm công, người học nghề.
Quan hệ giữa người làm công, người học nghề và người bị thiệt hại, giữa họ tồn tại mối quan hệ giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại, người học nghề, người làm công trong quá trình thực hiện công việc đã làm tổn thất đến sức khỏe, tài sản... của người bị hại; việc gây thiệt hại có thể do lỗi của người làm công, người học nghề hoặc không, song bắt buộc phải xuất phát từ công việc được chủ thể, người dạy nghề giao, họ thực hiện công việc dưới sự chỉ đạo của cá nhân, pháp nhân đó; giữa người làm công, người học nghề và người bị thiệt hại chỉ tồn tại quan hệ giữa chủ thể gây thiệt hại và chủ thể bị thiệt hại, mà không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường, trách nhiệm thuộc về cá nhân, pháp nhân; nếu thiệt hại không xuất phát từ hành vi liên quan trực tiếp đến công việc thì sẽ không làm phát sinh mối quan hệ này.
Điều 600. Bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra
Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.
Văn phòng Luật sư Nhân Chính
Liên hệ luật sư: 0936683699 - 0983951338